4 mẹo học tiếng Anh du kích

Nhưng với 4 độc chiêu trong bài viết này, mình đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt ngay tuần đầu tiên áp dụng. Thậm chí trình tiếng Anh còn gia tăng cả lúc bạn… sắp đi ngủ (đánh du kích mà ^^!) Are You Ready? Vũ khí #1 – Cuốn truyện bạn thích Bạn có sẵn sàng kể cho mình nghe cuốn truyện bạn tâm đắc nhất không? Chắc chắn rồi, thế

Nhưng với 4 độc chiêu trong bài viết này, mình đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt ngay tuần đầu tiên áp dụng. Thậm chí trình tiếng Anh còn gia tăng cả lúc bạn… sắp đi ngủ (đánh du kích mà ^^!) Are You Ready?

Vũ khí #1 – Cuốn truyện bạn thích Bạn có sẵn sàng kể cho mình nghe cuốn truyện bạn tâm đắc nhất không?

Chắc chắn rồi, thế còn đặc điểm Văn học Châu Phi những năm 1969? (Sặc… không liên quan) Sự thật là trí nhớ gắn liền với cảm xúc. Thứ gì bạn thích, bạn sẽ tự động nhớ. Và ngược lại, thứ gì không thích thì sẽ tự động quên. Vậy tại sao không học tiếng Anh bằng cuốn truyện từng làm bạn say mê? Đơn giản là tìm phiên bản tiếng Anh của nó và bắt đầu đọc. Hãy nhớ, một cuốn tiểu thuyết nhỏ cũng có tầm 50.000 chữ, thừa đủ vốn từ cho bạn dùng cả đời!

Song có một sai lầm bạn cần tránh. Trước đây, sau khi tậu cuốn Harry Potter dày cộp bản tiếng Anh, được vài hôm thì mình bỏ xó. Lý do là cứ đọc vài câu lại phải tra từ điển, rất mệt. Nhưng từ khi mình áp dụng chiến thuật Cảm Kích Quá thì mọi thứ khác hẳn. Mình đọc từng đoạn tiếng Việt trước, hình dung rõ ràng trong đầu, sau đó mới đọc đoạn tiếng Anh tương ứng. Cảm giác đọc tới đâu, hiểu thấu tới đó… thật là phê. Thậm chí mọi thứ sẽ còn đơn giản hơn nếu bạn bắt đầu từ Đô-rê-mon hoặc 7 viên ngọc rồng!

Tóm lại, hãy đọc song ngữ cuốn truyện bạn thích theo 3 bước : Đọc đoạn tiếng Việt 2-3 dòng Hình dung rõ ràng trong đầu Đọc đoạn tiếng Anh tương ứng Trong quá trình đọc, bạn có thể gạch chân hoặc ghi từ mới ra sổ. Thậm chí đơn giản hơn là cứ đọc, và bạn sẽ thuộc những từ được lặp lại nhiều nhất. Khi vốn từ đã kha khá, bạn có thể đọc những đoạn lớn hơn (5-7 dòng). Hãy cứ thử, bạn sẽ thấy vô cùng cảm hứng và khác biệt.

Vũ khí #2 – Câu nói cảm hứng Chúng ta học tiếng Việt thế nào mà nói giỏi vậy?

Nếu để ý, từ bé tới giờ ta học chủ yếu qua câu nói của mọi người xung quanh. Chứ ít khi học từng từ riêng lẻ. Do vậy, hãy học các câu hoàn chỉnh, càng thú vị càng giàu cảm xúc, càng tốt!

Đơn giản nhất là bạn sưu tầm các châm ngôn hay, rồi mỗi ngày thuộc lòng một câu là đủ. Chắc chắn sẽ cảm hứng và dễ nhớ hơn là 10 từ khô khan nhưng chẳng liên quan. Bạn có thể tham khảo kho châm ngôn khổng lồ tại brainyquote.com Khi đã có vốn ngữ pháp kha khá, bạn có thể tự đặt câu nếu muốn. Câu đặt ra càng có cảm xúc, bạn càng nhớ lâu. Ví dụ học từ House, thay vì đặt câu vu vơ “That is a big house” (đó là căn nhà to) thì hãy đặt “My future house will be very big with a helicopter parking” (Căn nhà tương lai của tôi rất lớn, có sân đậu máy bay trực thăng). Nghe “phê” hơn hẳn đúng không nào!

Vũ khí #3 – “What is this?”

Hồi sinh viên, mình may mắn được gặp Antonio_Graceffo — một võ sư nước ngoài rất năng động. Ông có thể sử dụng thành thạo 5 ngôn ngữ, và bí quyết duy nhất là học “hỏi” từ người bản xứ. “What is this?” ông đưa tay lên đấm vào không khí và hỏi. “We call it…. đấm.” mình trả lời, và cũng đấm vào không khí. “Đấm, đấm, đấm..” ông vừa nói vừa đấm vào không khí liên hồi. “Đây là gì?” – Một câu hỏi đơn giản, song cũng là một vũ khí du kích tuyệt vời. Ngay bây giờ, hãy thử nhìn những đồ vật xung quanh bạn… Bạn có chắc mình biết hết tên tiếng Anh của chúng không? Nếu không, có lẽ những từ bạn đang học hơi xa rời thực tiễn đấy!

Hãy tập thói quen nhỏ là mỗi lần bạn bước vào phòng, chọn một đồ vật bất kỳ rồi tự hỏi “What is this?”. Nếu chưa có câu trả lời, thì bạn biết cần làm gì khi rảnh rồi đấy. Hãy tra từ điển! Khi đồ đạc xung quanh sẽ không còn là thử thách, hãy nâng tầm bằng các gợi ý dưới đây : Ngay khi thức dậy hỏi “What am I going to do today?” (hôm nay mình định làm gì?) Thi thoảng trong ngày tự hỏi “What am I doing?” (mình đang làm gì nhỉ?) Gặp ai đó “What is he/she doing?” (Anh ta/cô ta đang làm gì thế?) Trước khi ngủ đặt câu hỏi “What makes me proud today?” (điều gì làm mình tự hào hôm nay?) Tất nhiên sau khi đặt câu hỏi, hãy trả lời bằng tiếng Anh. Nếu chưa chắc chắn về câu trả lời thì có thể lên Google tìm hiểu, hoặc nhờ bất kỳ ai giúp được bạn. Hãy hình dung, sau 1 năm kiên trì, khả năng mô tả và diễn đạt cảm xúc của bạn sẽ tuyệt vời như thế nào?

Vũ khí #4 – Biến máy tính thành đồng minh

Học ngoại ngữ là câu chuyện của sự bền bỉ, bạn cần dành thời gian cho nó mỗi ngày! Nhưng thời gian rảnh chúng ta làm gì? Mình cá là 30-50% là dành cho máy tính. Vậy hãy dùng 3 mẹo nhỏ dưới đây để biến máy tính thành đồng minh nhé! Hãy chuyển tất cả ngôn ngữ hiển thị sang tiếng Anh. Từ các phần mềm như office, chrome, firefox… cho tới các trang quen web thuộc như facebook, gmail. Hãy Google cụm từ “Inspirational Quotes Images” và download một loạt các châm ngôn có ảnh minh họa về, đặt làm hình nền và để chế độ thay đổi ngẫu nhiên sau mỗi ngày. Hãy cài các ứng dụng mở rộng của trình duyệt liên quan tới từ điển. Ví dụ Extension Google Dictionary của Chrome sẽ giúp bạn tra bất cứ từ nào khi lướt web.

Sưu tầm