Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc như thế nào hiệu quả?
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc như thế nào hiệu quả?, 1468, Uyên Vũ,
, 13/03/2020 13:28:59Nghệ thuật tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh – cách tự giới thiệu bản thân ấn tượng – Bạn cần giới thiệu bản thân mình như thế nào trước nhà tuyển dụng?
Khi bạn bắt đầu giới thiệu về bản thân, cũng là lúc nhà tuyển dụng chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp dựa trên phần trả lời của bạn. Bởi vậy, chuẩn bị cho một câu trả lời thông minh sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn.
Khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, nhà tuyển dụng muốn nghe gì ở bạn?
Khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, nhà tuyển dụng muốn nghe gì ở bạn?
- Một phần giới thiệu ngắn gọn về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc.
- Những điểm mạnh của bản thân có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang phỏng vấn.
- Thành quả bạn đã đạt được trong công việc trước đó, và sự hiểu biết của bạn về những nhiệm vụ bạn sẽ phải làm ở vị trí công việc sắp tới, cùng với bản ghi nhận thành tích cá nhân.
- Cách bạn nhìn nhận về sự đóng góp của bản thân với công việc mà bạn đang hướng đến.
Bạn nên thể hiện như thế nào?
- Hãy trả lời câu hỏi của mình một cách ngắn gọn. Không ít hơn 60 giây những cũng đừng quá 2 phút.
Bạn nên nhớ đây chỉ là câu hỏi để mở đầu cuộc phỏng vấn, bởi vậy bạn hoàn toàn có cơ hội thể hiện bản thân ở các câu hỏi tiếp theo.
Để chuẩn bị tốt hơn cho câu trả lời của mình, bạn hãy chuẩn bị trước và tập luyện kĩ càng cho đến khi phần trả lời của bạn trở nên hoàn toàn tự nhiên và hoàn chỉnh.
- Thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng đóng vai trò quan trọng vì các nhà tuyển dụng sẽ không dừng lại ở việc nghe câu trả lời mà còn đánh giá bạn qua những đường nét cơ thể. Một ánh mắt chân thành, một dáng ngồi vững chãi, một giọng nói thiện cảm sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
- Câu trả lời của bạn nên nhấn mạnh vào những ưu điểm của bản thân như sự thông minh, lòng nhiệt tình, tự tin và sự chuyên nghiệp.
Khi trả lời câu hỏi, bạn hãy thể hiện bằng thái độ tích cực và khiêm tốn, tránh thái độ tiêu cực, tự mãn hoặc khoe khoang hay khoác lác.
Nếu bạn đã từng xem các cuộc phỏng vấn của một chính trị gia hoặc một nhà chuyên môn trên TV hoặc radio, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các câu trả lời của họ đều có lối mở đầu khá giống nhau, ví dụ “Tôi cho rằng đây quả là một câu hỏi thú vị”, và sau đó bạn có thể khéo léo trả lời câu hỏi của mình.
- Sau khi kết thúc câu trả lời, bạn hãy lịch sự chờ đợi câu hỏi tiếp theo từ nhà tuyển dụng và hãy chủ động cuộc phỏng vấn của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Thiết bị y tế tiếng anh là gì?
Tiếng Anh chuyên ngành Marketing: Từ vựng tiếng Anh về Quảng Cáo, PR
Tiếng anh chuyên ngành Marketing: 10 Từ vựng tiếng Anh liên quan đến Thương hiệu
Từ vựng và mẫu câu tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề xuất nhập khẩu
Những câu hỏi cần biết khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn xin việc
Web Học Tiếng Anh Miễn Phí, Tiếng Anh Giao Tiếp, Tiếng Anh Phỏng Vấn Xin Việc Làm, Tiếng Anh Cơ Bản
Các cách giới thiệu về bản thân bằng tiếng anh hay nhất & lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng nước ngoài
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
1. Tell me a little about yourself: Hãy cho tôi biết một chút về bản thân bạn.
“I grew up in VN and studied accounting. I worked at an accounting firm for two years and I enjoy bicycling and jogging.
“Tôi lớn lên ở VN và học ngành kế toán. Tôi đã làm việc tại một công ty kế toán trong hai năm và tôi thích đi xe đạp và chạy bộ.”
“I’m a hard worker and I like to take on a variety of challenges. I like pets, and in my spare time, I like to relax and read the newspaper.”
“Tôi là một người làm việc chăm chỉ và tôi muốn đón nhận nhiều thử thách khác nhau. Tôi thích thú cưng, và lúc rảnh rỗi, tôi thích thư giãn và đọc báo.”
"I’ve always liked being balanced. When I work, I want to work hard. And outside of work, I like to engage in my personal activities such as golfing and fishing.”
“Tôi luôn luôn muốn ở trạng thái cân bằng. Khi tôi làm việc, tôi muốn làm việc chăm chỉ. Và khi không làm việc, tôi thích tham gia vào các hoạt động cá nhân của tôi chẳng hạn như chơi gôn và câu cá.”
“I’m an easy going person that works well with everyone. I enjoy being around different types of people and I like to always challenge myself to improve at everything I do.”
“Tôi là người dễ hợp tác làm việc tốt với tất cả mọi người. Tôi thích giao thiệp với nhiều loại người khác nhau và tôi luôn luôn thử thách bản thân mình để cải thiện mọi việc tôi làm.”
2. What are your strengths?: Thế mạnh của bạn là gì?
“I believe my best trait is my attention to detail. This trait has helped me tremendously in this field of work.”
“Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là sự quan tâm của tôi đến từng chi tiết. Đặc trưng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này.”
“I’ve always been a great team player. I’m good at keeping a team together and producing quality work in a team environment.”
“Tôi luôn là một đồng đội tuyệt vời. Tôi giỏi duy trì cho nhóm làm việc với nhau và đạt được chất lượng công việc trong một môi trường đồng đội. ”
“After having worked for a couple of years, I realized my strength is accomplishing a large amount of work within a short period of time. I get things done on time and my manager always appreciated it.”
“Sau khi làm việc một vài năm, tôi nhận ra thế mạnh của tôi là thực hiện một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hoàn thành mọi việc đúng thời hạn và quản lý của tôi luôn luôn đánh giá cao điều đó.”
3. “What are your weaknesses?: “Điểm yếu của bạn là gì?”
“This might be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by finishing my work ahead of schedule.”
“Điều này có thể là xấu, nhưng ở đại học, tôi thấy rằng tôi thường hay chần chừ. Tôi đã nhận ra vấn đề này, và tôi đang cải thiện nó bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn.”
“I feel my weakness is not being detail oriented enough. I’m a person that wants to accomplish as much as possible. I realized this hurts the quality and I’m currently working on finding a balance between quantity and quality.”
“Tôi thấy điểm yếu của tôi là chưa có sự định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiện tôi đang tìm cách cân bằng giữa số lượng và chất lượng.”
“I feel my English ability is my weakest trait. I know this is only a temporary problem. I’m definitely studying hard to communicate more effectively.”
“Tôi thấy khả năng tiếng Anh của tôi là điểm yếu nhất của tôi. Tôi biết đây chỉ là vấn đề tạm thời. Tôi chắc chắn sẽ học tập chăm chỉ để giao tiếp hiệu quả hơn.”
4. “What are your short term goals?: “Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?”
“My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to take part in the growth and success of the company I work for.”
“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho.”
“I’ve learned the basics of marketing during my first two years. I want to take the next step by taking on challenging projects. My short term goal is to grow as a marketing analyst.”
“Tôi đã học được những điều cơ bản của việc tiếp thị trong hai năm đầu tiên. Tôi muốn thực hiện bước tiếp theo bằng cách tham gia vào những dự án đầy thách thức. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành một nhà phân tích tiếp thị.”
“As a program manager, it’s important to understand all areas of the project. Although I have the technical abilities to be successful in my job, I want to learn different software applications that might help in work efficiency.”
“Là một người quản lý chương trình, điều quan trọng là phải hiểu mọi khía cạnh của dự án. Mặc dù tôi có những khả năng kỹ thuật để thành công trong công việc của tôi, nhưng tôi muốn tìm hiểu những ứng dụng phần mềm khác mà có thể giúp đỡ hiệu quả công việc.”
“My goal is to always perform at an exceptional level. But a short term goal I have set for myself is to implement a process that increases work efficiency.”
“Mục tiêu của tôi là luôn hoàn thành ở mức độ nổi bật. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn mà tôi đã đặt ra cho bản thân tôi là thực hiện việc làm tăng hiệu quả công việc.”
5. “What are your long term goals?”: “Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?”
“I would like to become a director or higher. This might be a little ambitious, but I know I’m smart, and I’m willing to work hard.”
“Tôi muốn trở thành một giám đốc hoặc cao hơn. Điều này có thể là hơi tham vọng, nhưng tôi biết tôi thông minh, và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ.”
“After a successful career, I would love to write a book on office efficiency. I think working smart is important and I have many ideas. So after gaining more experience, I’m going to try to write a book.”
“Sau khi sự nghiệp thành công, tôi muốn viết một cuốn sách về hiệu quả làm việc văn phòng. Tôi nghĩ làm việc một cách thông minh là quan trọng và tôi có nhiều ý tưởng. Vì vậy, sau khi có được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi sẽ thử viết một cuốn sách.”
“I’ve always loved to teach. I like to grow newer employees and help co-workers where ever I can. So in the future, I would love to be an instructor.”
“Tôi luôn yêu thích việc giảng dạy. Tôi muốn gia tăng những nhân viên mới hơn và giúp đỡ các đồng nghiệp ở bất kỳ nơi nào mà tôi có thể. Vì vậy, trong tương lai, tôi muốn trở thành một giảng viên.”
“I want to become a valued employee of a company. I want to make a difference and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career, I want a special career that I can be proud of.”
“Tôi muốn trở thành một nhân viên được quý trọng của một công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào.
>> Xem thêm: TỰ GIỚI THIỆU BẢN THÂN - Tiếng Anh giao tiếp cơ bản
14 điều tuyệt đối không nên chia sẻ khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh bạn nên lưu ý
Sự căng thẳng trong quá trình phỏng vấn có thể khiến bạn không thể hiện được hết khả năng của bản thân và đưa ra những câu trả lời không như mong muốn. Bạn có thể đánh lỡ cơ hội nhận được việc cho dù bạn là người có tài năng và nhiều kinh nghiệm.
Những điều không nên chia sẻ khi phỏng vấn tiếng anh xin việc
Trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn có thể chia sẻ rất nhiều thứ, song có những điều tuyệt đối bạn không nên nói ra. Bởi nếu nói ra, bạn sẽ có thể bị loại ngay từ vòng phỏng vấn. Khi tham dự một buổi phỏng vấn, bạn cần phải cố gắng hết sức mình để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là lựa chọn tốt nhất cho công việc. Tuy nhiên sự căng thẳng trong quá trình phỏng vấn có thể khiến bạn không thể hiện được hết khả năng của bản thân và đưa ra những câu trả lời không như mong muốn.
Bạn có thể đánh lỡ cơ hội nhận được việc cho dù bạn là người có tài năng và nhiều kinh nghiệm. Vì vậy hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để sớm tìm được công việc trong mơ của mình nhé.
1. Mức lương cho công việc này là bao nhiêu?
Bạn nên hiểu mức lương được trả với đúng khả năng làm việc, đợi đến khi làm được việc hãy nói. Đề cập đến chuyện lương thưởng trong buổi gặp gỡ đầu tiên là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt khi bạn đang đi xin việc. Bởi điều đó cho thấy điều bạn quan tâm nhất với công việc này là bao nhiêu tiền mà thôi.
2. Chê bai sếp cũ
Nếu bạn liên tục chê bai sếp cũ là bất tài, ngốc nghếch ngay trong cuộc phỏng vấn xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng mới nghi ngại và cho rằng sẽ khó mà quản lý nổi bạn.
3. Tôi sẽ ngồi vào vị trí của ông/bà trong 5 năm tới
Nếu bạn tỏ ra tự tin khi nói rằng bạn sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới thì có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn hơi quá tự cao và ngạo mạn. Tự tin là điều tốt, nhưng đừng ngạo mạn quá sẽ khiến người đối diện mất cảm tình với bạn.
4. Tôi ghét công việc hiện tại
Khi trả lời tại sao bạn lại xin vào vị trí này thì tốt hơn hết bạn nên đề cập đến những điểm hấp dẫn của công việc mới hơn là tỏ thái độ bất mãn, chán ghét với công việc hiện tại. Và khi nói về công việc cũ bạn nên nhấn mạnh đến những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đang có sẽ giúp ích gì cho công việc mới hơn là thái độ của bạn ra sao với công việc đó.
5. Tán tỉnh người phỏng vấn
Nhìn anh/cô tuyệt đấy! Hãy tránh tối đa những câu đại loại như vậy, bởi nó chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang tán tỉnh hay cợt nhả họ.
6. Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót
Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.
7. Hỏi về những điều tiêu cực của công ty
Những câu đại loại như “tại sao lợi nhuận của công ty ông/bà lại sụt giảm trong 2 quý vừa qua?” không nên nói ra trong buổi phỏng vấn, bởi ở khía cạnh nào đó nó sẽ lái câu chuyện theo chiều hướng tiêu cực. Thay vào đó, bạn nên đặt những câu hỏi trung tính hơn như “Theo ông/bà, thách thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt thời điểm này là gì?”
8. Hỏi về mức thưởng trong các kỳ nghỉ
Những câu hỏi như ‘liệu tôi có được làm việc ở nhà không?” hay “kỳ nghỉ tôi sẽ được thưởng bao nhiêu?” không nên đặt ra khi bạn đang là ứng viên trong vòng phỏng vấn. Những câu hỏi như vậy nên đặt ra sau khi bạn đã được nhận vào hoặc khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về động lực làm việc của bạn.
9. Ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi
Nếu bạn tự tin nói rằng “ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi. Vì tôi là người có đủ tiêu chuẩn nhất cho vị trí này” thì đó là điều sai lầm trừ phi bạn đã nắm được thông tin và đánh giá khả năng của những ứng viên khác. Nhưng điều đó là không thể. Quá tự tin đôi khi cũng gây phản ứng ngược cho người tuyển dụng.
10. Tôi không có câu hỏi gì
Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn. Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất tập trung với cuộc phỏng vấn này. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.
Tham dự khóa học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tại Các Trung tâm đào tạo Kỹ năng mềm sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử, và kỹ năng nói chuyện một cách tự nhiên, lưu loát.
11. “Sếp của tôi là một kẻ ngốc” hay “Tôi rời bỏ công ty cũ vì môi trường làm việc ở đó vô cùng tệ”
Đừng bao giờ nói xấu sếp hiện tại hay sếp cũ của bạn. Dù bạn có gặp bất đồng với đồng nghiệp, sếp hay công ty cũ thì cũng không nên để người phỏng vấn biết điều này. Phàn nàn về những người khác sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về thái độ của bạn đối với công ty của họ nếu sau này họ tuyển dụng bạn. Hãy nói những câu chung chung như “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mới” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi đã thay đổi” nếu bạn được hỏi chi tiết về mong muốn của bạn đối với vị trí mới.
12. “Cuộc phỏng vấn này kéo dài bao lâu? Lát nữa tôi có một cuộc hẹn rồi” hoặc “Ông/bà có phiền không nếu tôi gọi điện một chút?”
Hỏi như vậy cho thấy bạn không hề tôn trọng nhà tuyển dụng – một điều hết sức nên tránh trong buổi phỏng vấn. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn rất quan tâm đến công việc là điều cần làm. Bạn nên đến tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút nếu có thể. Luôn tỏ thái độ chăm chú trong suốt buổi phỏng vấn bằng cách ghi chép, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi, gật đầu khi đồng ý hoặc hiểu rõ quan điểm của họ. Bạn nên tránh khoanh tay, dậm chân hoặc những dấu hiệu thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Nếu bạn thật sự có hẹn sau buổi phỏng vấn, hãy dự trù một khoảng thời gian vừa đủ để tránh trường hợp buổi phỏng vấn kéo dài hơn dự tính.
13. “Tôi không muốn làm việc muộn” hoặc ‘Tôi không thích học PowerPoint”
Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận bạn là con người không năng động, lười học hỏi nếu bạn nói những câu như vậy. Bạn luôn phải sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới về vị trí mà mình đang quan tâm, cho dù đó là vấn đề bạn không hề thích thú. Ngoài ra nếu bạn muốn được nhận mức lương cao hoặc được thăng tiến nhanh chóng thì rất có thể bạn phải làm việc trong cả kỳ nghỉ. Vì vậy nếu bạn không muốn làm thêm giờ hay đi công tác, hãy cho nhà tuyển dụng biết để họ có thể chọn được người phù hợp.
14. “May mắn là tôi không hề có một thói quen xấu nào” hoặc “Tôi là một người ưa thích tiệc tùng”
Bạn muốn cho nhà tuyển dụng hiểu về tính cách cá nhân của mình khi nhân được câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn” ( Đọc thêm cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh). Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng để không nói quá chi tiết hoặc quá phô trương về bản thân mình. Vì đây chính là thông tin tương đối chính xác để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan về con người bạn. Những điểm mạnh của ứng viên là phẩm chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương nhau. Phỏng vấn là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bạn nói bất cứ điều gì với nhà tuyển dụng.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc như thế nào hiệu quả? Cẩm nang học tiếng anh, Học tiếng anh
Các bài viết liên quan đến Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc như thế nào hiệu quả?, Cẩm nang học tiếng anh, Học tiếng anh
- 20/06/2024 Luyện IELTS Reading qua thói quen đọc sách báo tiếng Anh 214
- 14/06/2024 5 cách chào khách hàng bằng tiếng Anh 368
- 11/09/2013 7 thói quen xấu khiến bạn thi rớt IELTS 2409
- 11/09/2013 Mười bước cải thiện ngữ pháp tiếng Anh của bạn 11072
- 04/03/2016 Cách giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh đơn giản mà hiệu quả 17900