Cải thiện khả năng nghe

Phương pháp cải thiện khả năng nghe khi bạn cố mãi vẫn dậm chân tại chỗ: Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về: 1. Lý do vì sao kỹ năng nghe tiếng Anh không cải thiện dù cố gắng. 2. Cách cải thiện khả năng nghe. 3. Cách tìm bài nghe dễ dàng. I. Lý do vì sao kỹ năng nghe tiếng Anh không cải thiện dù cố gắng nghe rất nhiều Người ta thường nói, cách

Phương pháp cải thiện khả năng nghe khi bạn cố mãi vẫn dậm chân tại chỗ:

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về:

1. Lý do vì sao kỹ năng nghe tiếng Anh không cải thiện dù cố gắng.
2. Cách cải thiện khả năng nghe.
3. Cách tìm bài nghe dễ dàng.

I. Lý do vì sao kỹ năng nghe tiếng Anh không cải thiện dù cố gắng nghe rất nhiều

Người ta thường nói, cách tốt nhất cả thiện khả năng nghe tiếng anh là nghe tiếng anh. Đây là một lời khuyên vừa đúng vừa không đúng.
Lời khuyên này đúng vì để nghe tốt thì chúng ta phải nghe nhiều. Vì không phải là người bản ngữ, chúng ta phải tập mới có thể nghe được
Lời khuyên này sai ở chỗ, đôi lúc bạn nghe tiếng anh nhưng bạn sẽ gặp phải những tình trạng sau đây:
* Không nghe được gì.
* Không thể tập trung vào nghe được, dù rất cố gắng.
* Không nhớ mình nghe cái gì?

=> Vậy không phải là bạn nghe, bạn chỉ cố tập nghe cho được mà thôi. Nếu gặp phải tình trạng này thì công cuộc cải thiện khả năng nghe của bạn sẽ không đi đến đâu được.

Có tận ba lý do khiến bạn không thể nghe được

* Bài nghe khó quá: ví dụ xưa giờ bạn chỉ học trong một trường phổ thông, hay một trung tâm tiếng Anh nào đó. Bất ngờ bạn lại muốn nghe một bài về khoa học vũ trụ của Stephen Hawking. Bạn sẽ không thể làm được, và nó sẽ là một sự phí thời gian
* Chủ đề mình không thích: Bạn quan tâm điều gì, thì bạn nên nghe điều đó. Sự buồn chán là nguyên nhân khó nói của việc nghe không được, nhiều người khi học môn nghe cố gắng dỏng tai nghe một bài về thời sự chiến tranh ở Trung Đông; xong lại không nhớ mình vừa nghe cái gì vì lòng đang nghĩ tới Lady Gaga.
* Bài nghe từ một người thu thanh chán ngắt: thật vậy, có rất nhiều người thu thanh có giọng đọc hết sức đều … đều … đều … đến buồn ngủ. Điều này khiến người nghe được một ít lại mất tập trung và bỏ ngang.

II. Phương pháp cải thiện khả năng nghe

Để nghe tốt, bạn cần phải có một thứ để nghe ngược lại với ba điều tôi nói bên trên:
* Hãy tìm thứ gì dễ mà nghe:
Có một số bạn hay tìm toàn chủ đề khó để nghe cho nhanh chóng giỏi. Điều này là hoàn toàn sai

Thực vậy, tôi khuyên bạn nên nghe thứ gì bạn đã có thể nghe được 80%; hãy nghe nó tới khi nghe được 100% hay 99%. Sau đó bạn hãy đổi qua thứ khác bạn cũng có thể nghe hiểu 90% hoặc thứ gì đó khó hơn một chút

Tôi nhắc lại, khó hơn một chút thôi. Nhiều nhà giáo trên thế giới khẳng định rằng bạn nghe hết một bài tương đối khó hơn trình độ của mình một lần vẫn tốt hơn cố nghe một bài thực sự khó năm lần liên tục

* Bài nghe phải thú vị:
Có thể khẳng định một điều: 90% các bạn chẳng bao giờ đụng đến những cái dĩa CD đính kèm sau những giáo trình học tiếng Anh bạn đã dùng qua. Nhiều người nói rằng vì nó thực sự rất là chán.

Một cuốn sách nói (audiobook) tiếng Anh, một chương trình radio, một bài học dạy nấu ăn tiếng Anh hay một chương trình thế giới động vật của Discovery Channel sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn thích những cái nội dung trong nó.

Hãy nghe cùng với mắt, người ta thường bảo hơn 50% não bộ con người dùng để nhìn; vì vậy nếu bạn nghe với hình ảnh thì tôi cam đoan bạn sẽ cảm giác thú vị nhiều và cảm thấy dễ nghe, dễ nhớ hơn là nghe suông. Đôi lúc, thay vì ngồi nghe radio, hãy ngồi lên ghế salon và bật TV lên nghe thời sự!

Hãy dùng khả năng nghe! Vì sao bạn cứ ngồi và nghe những bài ghi âm xa lạ; một cách cực tốt để cải thiện khả năng nghe nữa là nghe người thật việc thật nói chuyện. Nếu nơi bạn sinh sống có khu người nước ngoài như ở khu Bùi Viện thuộc TP Hồ Chí Minh chẳng hạn, hãy mạnh dạn ra ngồi kêu ly nước uống và lắng nghe chuyện họ nói với nhau. Nếu bạn ở khu vực xa, vì sao không nghe thử thời sự trong nước bằng tiếng Anh; tất cả đều sẽ rất tốt cho khả năng nghe.

* Thứ để nghe phải “có cảm xúc”
Một bài ghi âm chán ngắt sẽ nhanh chóng giết chết ham muốn học tập của bạn, làm chậm khả năng bạn thu nhận bài.

Hãy ngay lập tức bỏ qua những bài ghi âm đều đều chán ngắt. Vì não bộ của chúng ta được lập trình để phản ứng lại cảm xúc. Bất kể cảm xúc đó là gì. Có thể là đau đớn, giận dữ, vui vẻ… đều là tốt nếu ta muốn não bộ hoạt động và tiếp thu.

Bài ghi âm hoàn hảo là từ người bản xứ như Anh hay Mỹ, nhưng cũng đừng bỏ qua những giọng đọc từ Ấn Độ hay thậm chí Hàn Quốc. Nghe được nhiều giọng, cảm thấy vui với những phuon7g ngữ cũng là cách khiến bạn thấy thú vị.

3. Tìm ra một bài nghe tốt như thế nào?

Câu trả lời rất ngắn gọn, hãy tìm bất cứ đâu có thể. Sau đó bạn hãy xem thử cái thu âm đó sẽ nói về gì, rồi nghe thử. Nếu nó thỏa mãn được 3 tiêu chí mục II thì hãy ngồi và nghe nó.

Hiện tại, với sự phổ biến của Internet ở Việt Nam, việc tìm một bài ghi âm rất dễ dàng và hoàn toàn không khó. Một chút kỹ năng Google sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều với những từ khóa như “free English listening”, “internet radio”, “free audio book”, "special English"….

Hiện tại, Webhoctienganh đang cung cấp hai phần nghe miễn phí tại (tương lai sẽ còn mở rộng hơn):

http://webhoctienganh.com/luyen-nghe-tieng-anh-thuong-mai.html
http://webhoctienganh.com/luyen-nghe-tieng-anh-cong-so.html

Chúc bạn mau chóng cải thiện được khả năng nghe của mình!