'CON DAO' và 'CÁI KÉO'

Sau khi đọc bài nói về At và In, bạn có thể hỏi tại sao người ta nói “at night” mà lại không nói “at day”. Đây là một câu hỏi mà không ai, kể cả người Anh, có thể trả lời được. Người ta không nói “at day” là vì người ta không nói “at day”, thế thôi chứ không có tại sao cả. Mà việc gì

Sau khi đọc bài nói về AtIn, bạn có thể hỏi tại sao người ta nói “at night” mà lại không nói “at day”. Đây là một câu hỏi mà không ai, kể cả người Anh, có thể trả lời được. Người ta không nói “at day” là vì người ta không nói “at day”, thế thôi chứ không có tại sao cả. Mà việc gì bạn phải hỏi tại sao mới được chứ? Cái tiếng Anh nó thế nào thì chúng ta học như thế, không lý bây giờ mình lại bảo rằng “theo ý tôi nếu nói at night được thì cũng phải nói at day được.”

Đây là vấn đề thông dụng (usage) trong Anh ngữ, một vấn đề quan trọng trong bất cứ một ngôn ngữ nào, vì sự thông dụng nhiều khi không tôn trọng cả những nguyên tắc văn phạm. Học một ngoại ngữ, chúng ta không phải chỉ chú trọng đến những nguyên tắc văn phạm của nó mà còn phải chú ý cả đến những trường hợp ngoại lệ do sự thông dụng đặt thành nề nếp, mặc dầu nề nếp ấy trái với những nguyên tắc mà chúng ta phải học.

Trong Việt Ngữ cũng có sự thông dụng mà chúng ta không cắt nghĩa được. Thí dụ chúng ta nói “con dao” nhưng lại nói “cái kéo”. Cùng là một dụng cụ bằng kim khí dùng để cắt, tại sao một đằng gọi là “con” một đằng kêu là “cái”? Lạ hơn nữa là chúng ta có thể nói “cái dao” mà không bao giờ nói “con kéo” cả.

Một thí dụ khác: chúng ta nói “con thuyền” nhưng lại nói “cái xe”. Cũng là một phương tiện di chuyển, chỉ khác một đằng trên đường thủy một đằng trên đường bộ, tại sao thuyền thì gọi là “con thuyền” mà xe thì lại kêu là “cái xe”. Khó hiểu hơn nữa là chúng ta có thể nói “cái thuyền” mà không bao giờ nói “con xe” cả.

Tìm hiểu lý do của những sự khác biệt trên đây chỉ là làm một việc hoài công vô ích. Chẳng qua chỉ do sự thông dụng mà thôi. Từ xửa xưa các cụ đã gọi cái kéo là “cái kéo” thì bây giờ chúng ta cũng cứ thế mà gọi, hà tất phải thắc mắc tại sao lại không gọi là “con kéo.”

Trong Pháp ngữ lại còn có nhiều cái vô lý hơn nữa, nhất là khi nói đến giống đực và giống cái của các đồ vật. Thí dụ như “la chaise” và “lempereur fauteuil” cũng là một đồ vật để chúng ta đặt cái bàn tọa lên mà tại sao một đằng là giống cái một đằng là giống đực? Đáng lý ra, vì giống cái đẹp và êm hơn thì “fauteuil” phải là giống cái mới đúng.

Trong Anh ngữ cũng vậy, có những trường hợp mà chúng ta chỉ có thể học mà đừng hỏi tại sao. Trường hợp “at night” và “in the day” trên đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mà sự thông dụng đã thành tập truyền, mà không cắt nghĩ được mà cũng không sửa đổi được.

 

Một thí dụ khác: người ta nói “It’s me” mà không nói “It’s I”. Theo nguyên tắc thì phải nói “It’s I” mới đúng văn phạm vì lý do sau đây:

Các bạn biết rằng danh từ hoặc đại danh từ trong Anh ngữ có ba trường hợp (case) cũng gọi là, cách đó là nominative case tạm dịch là cách chủ, accusative case tạm dịch là cách khách và possessive case tức là cách sở hữu. Nếu ta lấy đại danh từ I làm thí dụ thì nominative case của nó là I, accusative case của nó là mepossessive case của nó là my. Theo nguyên tắc thì một danh từ hay đại danh từ đứng địa vị chủ từ (subject) hay đứng địa vị túc từ gán tính (complement) tức là đứng trong nominative case. (Xin nhắc lại: complement là túc từ của một động từ không chuyển tiếp nhưng chưa đủ nghĩa như “to be” và những động từ tương đương khác với object là túc từ của một động từ chuyển tiếp.)  Vậy người ta phải nói “It’s I” mới đúng vì “I” ở đây đứng địa vị complement cho động từ “is” và là moninative case.

Trên nguyên tắc thì thế, nhưng theo sự thông dụng thì người ta lại không nói “It’s I” mà nói “It’s me” cũng như tiếng Pháp nói “C’est moi” mà không nói “C’est je” vậy.

Thí dụ trên đây cho ta thấy rằng sự thông dụng trong một ngôn ngữ nhiều khi không tôn trọng những nguyên tắc văn phạm của ngôn ngữ ấy. Chúng ta không nên thắc mắc quá nhiều khi gặp những trường hợp như vậy.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tìm hiểu để biết xem những trường hợp sai nguyên tắc đó sai ở chỗ nào mặc dầu vẫn được dùng theo sự thông dụng tập truyền.