Dạng câu ngắn dùng trong câu trả lời

Hỏi:Xin giải thích về dạng ngắn dùng trong câu trả lời. Ví dụ như: Have you eat anything? Yes, I have?Trả lời:Câu dạng ngắn (short form) là những câu không đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ do chúng đã bị bỏ đi. Nhưng trong văn cảnh, người ta vẫn đoán được ý nghĩa của những câu dạng ngắn 1. Chúng ta thường sử dụng các câu dạng ngắn để  trả lời câu hỏi. Thường thì

Hỏi:
Xin giải thích về dạng ngắn dùng trong câu trả lời. Ví dụ như:
Have you eat anything? Yes, I have?


Trả lời:
Câu dạng ngắn (short form) là những câu không đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ do chúng đã bị bỏ đi. Nhưng trong văn cảnh, người ta vẫn đoán được ý nghĩa của những câu dạng ngắn

1. Chúng ta thường sử dụng các câu dạng ngắn để  trả lời câu hỏi. Thường thì chúng ta sẽ lập lại từ đầu tiên của cụm động từ:

A: Can you come round tomorrow?
B: Yes, I can/ No I can’t.

A: Have you seen Jack lately?
B: Yes, I have/No I haven’t.

A: Do you like living here?
B: Yes, I do/ No I don’t.

Đôi khi, ta thay đổi động từ khiếm khuyết:

A: Will you come?
B: Yes, we might.

A: Do you think they might come?
B: Yes, I think they will.

2. Chúng ta thường dùng các động từ như think, suppose, expect hope, để trả lời câu hỏi.

A: Can you come tomorrow?
B: I hope so.

A: Will they be at home?
B: I expect so.

A: Is Amsterdam the capital of The Netherlands?
B: I don’t think so.

A: Do you think it’s going to rain?
B: I hope not.

3. Chúng ta thường dùng các trạng từ xác xuất (adverbials of probability) như là perhaps, probably, possibly, maybe, definitely certainly trong các câu trả lời thể ngắn:

A: Do you think it’s going to rain?
B: Yes, possibly.

A: Can you come round tomorrow?
B: Definitely!

Khi câu hỏi có tính tiêu cực, phủ định (negative) ta thêm not vào trạng từ:

A: Do you think it’s going to rain?
B: Probably not.

A: Can you come round tomorrow?
B: Maybe not.

4. We can use short forms to agree or disagree with what someone says. Usually we use the first word in the verb phrase:

A: It’s a lovely day.
B: Yes, it is.

A: I think they might have missed their train.
B: Yes, I think they might.

A: The children will be coming to see us next week.
B: No they won’t. They are going to their grandparents.

Đôi khi ta thay động từ khiếm khuyết:

A: The children will be coming to see us next week.
B: Yes, they might.

A: The children might be coming to see us next week.
B: No they won’t. They are going to their grandparents.

Chúng ta dùng do/does//don’t/doesn’t để đồng ý hay không đồng ý với một câu ở dạng đơn giản:
A: Your grandmother looks very well.
B: Yes, she does.

A: I think Jack lives here.
B: No he doesn’t

…và chúng ta dùng did/didn’t cho các dạng quá khứ đơn:

A: Everybody really enjoyed the trip.
B: Yes, they did.

A: The children went to Malaysia last year.
B: No they didn’t. They went to Singapore.

5. Đôi khi chúng ta đặt một câu hỏi đuôi vào cuối một câu nhận định. Chúng ta dùng kiểu câu hỏi yes/no cho câu hỏi đuôi. Nếu câu nhận định có tính khẳng định ( affirmative) thường chúng ta dùng câu hỏi đuôi phủ định:

A: It’s a lovely day.
B: Yes, it is, isn’t it.

A: Your grandmother looks very well.
B: Yes, she does, doesn’t she.

A: Everybody really enjoyed the trip.
B: Yes, they did, didn’t they.

Ngược lại, nếu câu nói ở dạng phủ định chúng ta dùng một câu hỏi đuôi dang khẳng định

A: They didn’t seem to enjoy the trip very much.
B: They didn’t, did they.

A: It’s not a very nice day.
B: No, it isn’t, is it.

A: They haven’t done much.
B: No, they haven’t, have they.

6. Đôi khi ta thêm câu hỏi đuôi vào cuối một câu.

It’s a lovely day, isn’t it?
Your grandmother looks very well, doesn’t she?
They haven’t done much, have they?
They all seemed to enjoy the trip, didn’t they?

7 Chúng ta sử dụng câu đuôi với soneither hay nor để nêu thứ gì đó ai khác nói.

Đôi khi ta dùng so để gia tăng tính quả quyết

A: John is working in Barcelona.
B: And so is Maria [= Maria is working in Barcelona, too.]

A: I love Indian food.
B: So do I = [I love Indian food, too.]

A: They’ve just bought a new computer.
B: Really? So have we. [= We have also bought a new computer.]

Đôi khi ta dùng neither hay nor để tăng tính phủ định

A: I don’t smoke any more.
B: Neither do I. [= I also don’t smoke]

A: They haven’t written to us for ages.
B: Nor has Peter. [= Peter hasn’t written to us for ages, too.]

A: We won’t be taking a holiday this year.
B: Neither will we. [= We also won’t be taking a holiday this year.]

A: I never have time for breakfast.
B: Nor have I. [= I am as busy as you]