Điện thoại giá rẻ xách tay Hàn Quốc

Điện thoại xách tay Hàn Quốc: những điều bạn cần biết Trên thị trường điện thoại trong nước hiện nay, điện thoại xách tay từ Hàn Quốc đang thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trẻ tuổi bởi giá cả được cho là phải chăng trong khi thông số cấu hình mạnh, hình thức khá và đặc biệt là không bị gắn với "mác Tàu" như nhiều smartphone giá rẻ

Điện thoại xách tay Hàn Quốc: những điều bạn cần biết

Trên thị trường điện thoại trong nước hiện nay, điện thoại xách tay từ Hàn Quốc đang thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trẻ tuổi bởi giá cả được cho là phải chăng trong khi thông số cấu hình mạnh, hình thức khá và đặc biệt là không bị gắn với "mác Tàu" như nhiều smartphone giá rẻ khác. Vậy điện thoại Hàn Quốc có "đáng đồng tiền bát gạo" không? Khi mua điện thoại Hàn Quốc cần lưu ý những gì?. Hảy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1/ Làm thế nào phân biệt điện thoại Hàn Quốc?

Trước hết, cũng cần phải nói rõ phạm vi "điện thoại Hàn Quốc" được nhắc đến ở đây là những điện thoại chỉ dành cho thị trường Hàn Quốc nhưng được đưa về Việt Nam dưới dạng hàng xách tay. Do vậy, cũng là điện thoại Samsung, LG, nhưng ngoài các điện thoại phân phối chính hãng, điện thoại Samsung, LG xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng đều được xếp chung vào dạng "điện thoại Hàn Quốc".

Ngoài Samsung, LG, một số tên tuổi điện thoại Hàn Quốc khác hiện hay được nhắc đến là SKY (Pantech), KT Tech...

Điện thoại Hàn Quốc được phân biệt đơn giản là khi bật/tắt máy có xuất hiện logo của một trong ba nhà mạng Hàn Quốc như SK Telecom, LG U+ và KT Corp. Ngôn ngữ mặc định là tiếng Hàn Quốc, trên vỏ máy (thường là mặt sau) có decan trong suốt có in thông tin nhà mạng phân phối điện thoại, số serial, IMEI.

Ngoài ra, so với phiên bản quốc tế, phiên bản điện thoại Hàn Quốc thường có thêm ăng ten cho dịch vụ TV kỹ thuật số (không dùng được ở Việt Nam), sạc cốc, thêm 1 cục pin rời đi kèm. Một số máy có thêm NFC tag.

Nhìn chung, các máy điện thoại Hàn Quốc đều thể hiện rõ trên pin và thân máy là được sản xuất tại Trung Quốc (Made in China).

2/ Cấu hình cao, giá hấp dẫn

Theo quan sát của chúng tôi, điện thoại Hàn Quốc nội địa đang trở thành một trào lưu mới nổi trên thị trường điện thoại trong nước. Bằng chứng là số cửa hàng mang biển hiệu chuyên điện thoại Hàn mọc lên như nấm sau mưa. Trên các diễn đàn công nghệ và các trang web thương mại điện tử xuất hiện hàng chục, hàng trăm topic rao bán, trao đổi thông tin về điện thoại Hàn Quốc với các thương hiệu LG, Samsung và SKY.

Lý do điện thoại Hàn Quốc được ưa chuộng là cấu hình mạnh, hiệu năng cao nhưng giá bán không quá đắt (so với cả điện thoại cùng hãng nhưng là hàng chính hãng hoặc hàng hiệu chính hãng khác). Đồng thời, nó cũng không bị ảnh hưởng bởi tâm lý "hàng Tàu" như nhiều điện thoại giá rẻ đang bán nhan nhản khác

Chẳng hạn, chếc điện thoại SKY A850 Vega R3 nguyên seal chạy hệ điều hành Android 4.1 với vi xử lý lõi tứ 1.5GHz, RAM 2GB, camera 13MP, màn hình IPS rộng 5.3 inch độ phân giải HD 720p, bộ nhớ trong 16GB và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ ngoài có giá 6,85 triệu đồng trong khi sản phẩm chính hãng cấu hình tương đương như chiếc Sony Xperia ZR có giá 13,5 triệu đồng.

Hay như chiếc LG Optimus G phiên bản F180 của Hàn Quốc, loại nguyên seal có giá 6,75 triệu đồng trong khi sản phẩm chính hãng LG Optimus G E975 phân phối tại Việt Nam có giá lên tới 11,49 triệu đồng.

Theo chia sẻ của một thành viên có thâm niên kinh doanh điện thoại xách tay Hàn Quốc khá lâu trên các diễn đàn lớn thì điện thoại Hàn Quốc thường được bán kèm hợp đồng nhà mạng nên có giá khá rẻ. Tuy là máy được phân phối bởi nhà mạng nhưng hầu hết các điện thoại Hàn Quốc từ giữa năm 2011 trở lại đây đều có thể sử dụng được ngay với SIM tại Việt Nam mà không cần unlock (mở khóa mạng). Người dùng chỉ cần up một bản ROM khác (nạp lại Firmware) để loại bỏ các ứng dụng tiếng Hàn, sửa một số lỗi không tương thích với mạng Việt Nam như nhắn tin tối đa 80 ký tự hoặc người trong danh bạ gọi tới không hiển thị tên cũng như bổ sung thêm ngôn ngữ tiếng Việt vào máy.

Anh Muộn, chủ cửa hàng điện thoại di động xách tay cho biết: "Chỉ với khoảng 7 triệu đồng bạn đã có thể mua được chiếc điện thoại Hàn Quốc chạy Android với chip lõi tứ, RAM 2GB, màn hình 5 inch độ phân giải HD và camera 13MP. Với số tiền đó rất khó có thể mua được sản phẩm chính hãng có cấu hình tương đương". Chủ cửa hàng này cũng khuyến cáo người dùng nên mua hàng mới fullbox, nguyên seal tại các địa chỉ uy tín với chế độ bảo hành và hậu mãi sau bán hàng tốt để tránh rủi ro mua phải hàng dựng, hàng kém chất lượng.

3/ Các loại điện thoại Hàn Quốc bán trên thị trường

Điện thoại Hàn Quốc được rao bán trên mạng và cửa hàng gồm đủ các loại từ mới nguyên hộp (fullbox, nguyên seal), hàng "mới 99%" cho tới hàng cũ, có hoặc không có hộp.

Giá bán của loại hàng "mới 99%" hoặc "like new" rẻ hơn so với máy mới fullbox nguyên seal từ vài trăm nghìn đồng cho tới trên 1 triệu đồng tùy thuộc hình thức cũng như có đủ phụ kiện và hộp đựng máy hay không.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tỉnh táo với những từ hoa mỹ "mới 99%", "like new". Khi gặp những quảng cáo như vậy, bạn hãy tin chắc là chiếc điện thoại đó không còn mới, nói đúng hơn là đã qua sử dụng, không ngoại trừ là hàng dựng. Hàng full box cũng là một cách quảng cáo mập mờ, dễ làm cho người mua hiểu rằng đó là hàng mới còn nguyên hộp, nhưng thực tế có hộp, đủ phụ kiện nhưng không mới. Hàng mới phải là hàng fullbox, còn nguyên seal.

Theo giới kinh doanh điện thoại Hàn Quốc cho biết, hiện tại trên thị trường có 4 loại điện thoại Hàn Quốc xách tay gồm hàng loại 1 (mới nguyên hộp, đầy đủ phụ kiện nhập từ Hàn Quốc), hàng loại 2 (like new, fullbox đủ phụ kiện mới 98-99%), loại 3 là hàng cũ không hộp không phụ kiện do các thương gia thu gom máy trần về (giảm chi phí ship hàng) và loại 4 là những máy cũ, có vết trầy xước và không hộp cũng như không phụ kiện đi kèm.

Nếu xét về độ tin cậy khi mua hàng thì loại 1 có giá đắt nhất đồng thời độ tin cậy cao nhất, sau đó giảm dần đối với các máy loại 2, loại 3 và loại 4. Chênh lệch giá giữa loại 1 và 2 khoảng 500.000 đồng tuỳ cửa hàng và tuỳ độ hot của sản phẩm. Loại 3 là loại máy 1 đằng phụ kiện 1 nẻo, so với loại 1 thì chênh nhau trên dưới 1 triệu đồng tuỳ máy. Loại 4 là hàng cũ trầy xước, có giá vô chừng, so với loại 1 chênh có thể đến hàng triệu đồng tuỳ thuộc hình thức và bán ra có hộp hoặc ko hộp cũng như phụ kiện đi kèm.

4/ Ưu, nhược điểm của điện thoại Hàn Quốc

Điện thoại Hàn Quốc có một ưu điểm rõ ràng đó là cấu hình mạnh nhưng giá hợp lý hơn so với hàng phân phối chính hãng cấu hình tương đương, có model giá chỉ bằng hơn nửa so với giá điện thoại chính hãng.

Tuy nhiên, không giống như điện thoại phân phối chính hãng tại Việt Nam (đều là phiên bản quốc tế), điện thoại Hàn Quốc do là hàng nội địa nên sở hữu một số điểm khác biệt mà người sử dụng cần phải lưu ý.

Thứ nhất, điện thoại Hàn Quốc thường có rất ít ROM hỗ trợ và không có sẵn tiếng Việt. Hiện tại số lượng người dùng điện thoại Hàn Quốc tại Việt Nam cũng khá đông, đồng thời cũng xuất hiện các diễn đàn dành riêng cho người dùng điện thoại Hàn Quốc có cung cấp sẵn các bản ROM đã được chọn lọc, tối ưu phù hợp để bạn tải về và cài đặt lên chiếc điện thoại của mình. Việc tìm kiếm, tải về và cài đặt bản ROM mới có thể khó khăn đối với những người dùng phổ thông chưa quen thao tác. Khi đó bạn hãy liên hệ với một người có kinh nghiệm hoặc nơi mua máy để được trợ giúp.

Thứ hai, điện thoại Hàn Quốc sử dụng tại Việt Nam thường gặp lỗi khi sử dụng chức năng nhắn tin. Đây được coi là lỗi rất phổ biến mà bất cứ người dùng điện thoại Hàn Quốc nào cũng gặp phải. Bình thường một tin nhắn SMS có độ dài tối đa 160 ký tự nhưng đối với điện thoại Hàn Quốc tối đa chỉ 80 ký tự. Nếu nhắn quá 80 ký tự, tin nhắn SMS sẽ bị chuyển tự động thành tin nhắn đa phương tiện MMS. Hiện tại các vấn đề lỗi nhắn tin 80 ký tự đã được xử lý thành công trên các bản ROM tùy biến nên đây cũng không phải vấn đề nghiêm trọng.

Thứ ba, theo kinh nghiệm từ một số thành viên trên diễn đàn, điện thoại Hàn Quốc có những lỗi dễ phát hiện như máy không bắt được sóng dẫn tới không gọi hoặc nhắn tin được, hoặc cũng có những lỗi khó phát hiện hơn như sóng yếu, chập chờn, sóng 3G và 2G tự chuyển qua lại... Nếu lỗi rõ ràng, người dùng có thể mang máy tới nơi mua để bảo hành, tuy nhiên những lỗi bảo hành liên quan tới sóng, khi bảo hành thường cửa hàng sẽ nhận lại máy kiểm tra và báo lại sau.

Thứ tư, điện thoại Hàn Quốc là hàng xách tay về Việt Nam nên nhìn chung chế độ bảo hành sản phẩm bán ra tại các cửa hàng không thể tốt bằng các sản phẩm chính hãng phân phối trong nước. Chính vì thế, nếu bạn đã quyết tâm mua điện thoại Hàn Quốc, việc đầu tiên cần làm là tìm cho mình một địa chỉ bán hàng uy tín với chế độ bảo hành chu đáo nhất. Ngoài ra bạn nên ưu tiên chọn mua loại hàng mới fullbox nguyên seal, đầy đủ phụ kiện hơn là chọn những máy được người bán quảng cáo "like new" hay "99% new" vốn dĩ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn như máy cũ đóng mới hoặc gặp phải hàng dựng.

>> Xem thêm: Điện thoại cũ giá rẻ

Mẹo kiểm tra nhanh điện thoại ngay khi mua

Bạn định mua điện thoại mới, nhưng chưa biết chọn chiếc nào trong vài chiếc ưng ý ở cửa hàng. Hướng dẫn thử nghiệm nhanh dưới đây có thể giúp bạn quyết định.

1/ Màn hình

Bạn có thể xem trước nhiều hình nền khác nhau, thường ở trong phần Personalize của mục Settings (thiết lập). Lưu ý đến độ sắc nét, độ sâu, độ sáng và màu sắc của màn hình điện thoại khi xem những hình nền đó. Mở một tin nhắn văn bản hoặc một trang web rồi nhìn vào độ sắc nét và độ tương phản của văn bản.

2/ Màn hình cảm ứng

Mở ứng dụng nhắn tin văn bản ra và sử dụng bàn phím màn hình cảm ứng để gõ một vài câu. Hãy lưu ý đến sự khả năng đáp ứng của bàn phím. Bạn phạm bao nhiêu lỗi sau khi gõ liên tục trong 15 giây (theo dõi thời gian bằng cách sử dụng ứng dụng đồng hồ bấm giờ trên chiếc điện thoại hiện tại của bạn, hoặc mang theo một chiếc đồng hồ bấm giờ). Ngoài ra, bạn có tốn nhiều lực để bấm phím không?

3/  Camera

Chụp một vài bức ảnh với camera rồi xem xét các kết quả. Những hình ảnh đó có sắc nét và đủ màu sắc?. Hãy quay một đoạn video và xem nó trên điện thoại. Video có sắc nét, sáng và không bị biến dạng?

4/ Thiết kế

Kích thước của điện thoại có vừa trong bàn tay của bạn? Có đủ nhẹ hoặc đủ nặng? Có vừa túi quần/áo hoặc túi xách mà bạn sẽ để nó?

5/ Chế độ màn hình dọc - ngang

Thử gõ trong cả hướng màn hình thẳng đứng và nằm ngang. Màn hình có chuyển đổi dễ dàng giữa các chế độ đó không? Có độ trễ nào khi bộ cảm biến xác định bạn đang cầm điện thoại theo hướng nào?

6/ Mạng

Tìm biểu tượng mạng 3G hay 4G. Nếu bạn thấy cột sóng Wi-Fi (dạng thanh vòng) đang hiển thị, bạn có thể phải vô hiệu hóa chức năng đó trong phần Settings trước khi kết nối 3G/4G. Với kết nối di động của điện thoại, hãy mở một vài trang web, và để ý xem nội dung được nạp nhanh như thế nào. Truy cập YouTube và xem vài video độ nét cao để kiểm tra kết nối mạng.

7/  Bộ xử lý

Nếu điện thoại có một đoạn video mẫu, hãy chạy nó. Nếu bạn thấy video bị giật, có thể bộ xử lý không đủ mạnh. Khởi động một vài ứng dụng cài đặt sẵn, sau đó khởi động chức năng camera video. Lưu ý thời gian từ khi bạn nhấn vào biểu tượng đến khi ứng dụng hoặc chức năng bắt đầu hoạt động.

8/  Âm thanh

Tìm một tập tin âm thanh mẫu (hoặc một video âm nhạc), và chạy nó bằng cách sử dụng ứng dụng máy nghe nhạc (nên là ứng dụng tích hợp sẵn). Cắm tai nghe của bạn vào. Bộ khuếch đại của điện thoại tạo ra âm lượng có đủ to? Chất lượng âm thanh có đủ tốt?

Những điều đại kỵ khi sử dụng điện thoại

Điện thoại di động đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, cũng tạo cho người dùng những thói quen xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe.

1/ Sạc điện thoại qua đêm

Nhiều người có thói quen sạc điện thoại mỗi tối trước khi đi ngủ. Việc cắm điện thoại qua đêm để máy nóng rực như lửa có thể gây hại cho điện thoại. Nếu sạc pin quá nhiều, tích điện thừa sẽ không tốt cho nguồn của máy. Hơn nữa, nhiệt lượng tỏa ra khi sạc pin quá lâu sẽ ảnh hưởng tới mainboard và các chi tiết bằng nhựa khác trong máy

2/ Không tắt chuông khi cần thiết

Với những hoàn cảnh như trong rạp chiếu phim hay trong cuộc họp… bạn cần phải tắt điện thoại hoặc đặt máy ở chế độ im lặng. Tuy nhiên vẫn nhiều người quên mất điều này.

3/ Nói chuyện điện thoại quá to 

Nói chuyện quá to trên điện thoại là một thói quen rất xấu. Không những làm người nghe máy cảm thấy khó chịu mà còn gây ác cảm cho những người xung quanh. Một người lịch thiệp và có văn hóa luôn nói chuyện một cách nhỏ nhẹ để tránh làm phiền những người xung quanh. Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một kẻ thô lỗ thì hãy bỏ thói quen này ngay.

4/ Mở loa ngoài khi nói chuyện

Việc những người xung quanh phải chịu đựng tiếng nói chuyện điện thoại của bạn là quá đủ, đừng bắt họ phải nghe thêm những tiếng nói bị nghẹt lại của người ở đầu dây bên kia.

5/ Sử dụng điện thoại trong mưa 

Mọi người đều biết rằng điện thoại có thể sẽ hỏng nếu chúng ta làm rơi nó, nhưng vì một số lý do nào đó mà một số người nghĩ rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu sử dụng điện thoại dưới mưa. Hãy nhớ rằng nước và các linh kiện điện tử không thể nào cùng tồn tại.

6/ Sử dụng điện thoại trong khi lái xe

Có lẽ đây là điều mà ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm. Thực tế thì đã có rất nhiều các vụ tai nạn, thậm chí cả thương vong do sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Các nghiên cứu cũng cho biết những người nói chuyện điện thoại khi lái xe đôi khi thường quên mất họ định đi đâu hay định làm gì.

Còn việc nhắn tin trên màn hình cảm ứng sẽ đòi hỏi sự chú ý của bạn, khiến bạn không thể tập trung vào đường xá. Đây là 1 vấn đề nghiêm trọng và bạn không nên coi nhẹ. Nếu muốn nghe điện thoại hay nhắn tin thì bạn nên dừng hẳn xe vào lề đường trước.

Tham khảo thông tin mua bán điện thoại xách tay uy tín, chất lượng ở đâu?

Tham khảo thông tin mua bán điện thoại xách tay uy tín, chất lượng tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật nhanh nhất các dòng điện thoại xách tay có mặt trên thị trường hãy xem ngay: Mua bán điện thoại  

 

Nguồn: http://muabannhanhdienthoai.com/dien-thoai-gia-re-xach-tay-han-quoc/44217