Làm sao để đạt điểm cao trong kì thi IELTS?

1. Nghe (Listening): Thực hành càng nhiều càng tốt.  Trong phần thi này, tốc độ của người nói sẽ tăng dần , vì thế điều quan trọng là tập trung nghe họ nói những gì.Cố  bắt kịp theo người nói, và đừng gắng nhớ những gì họ vừa nói cách đây ít phút Tập nghe càng nhiều càng tốt, điều này giúp bạn cải thiện được khả năng nắm bắt ý

1. Nghe (Listening):

Thực hành càng nhiều càng tốt.  Trong phần thi này, tốc độ của người nói sẽ tăng dần , vì thế điều quan trọng là tập trung nghe họ nói những gì.Cố  bắt kịp theo người nói, và đừng gắng nhớ những gì họ vừa nói cách đây ít phút

Tập nghe càng nhiều càng tốt, điều này giúp bạn cải thiện được khả năng nắm bắt ý chính của người nói. Nên nhớ rằng bạn nghe càng nhiều, thì bạn sẽ theo kịp người nói càng dễ.

Nghe thật kĩ từ đầu bài đến cuối bài

2. Đọc (Reading):

Đây có thể là phần khó nhất trong bài kiểm tra.Thực hành đọc nhiều bài báo, sách , tạp chíTăng khả năng đọc lên dần dần. Hãy tìm đọc những mẹo nhỏ từ sách báo về cách làm thế nào để cải thiện tốc độ đọc bài.

Xem lướt qua câu hỏi trước  khi bắt đầu đọc đoạn văn . Chú trọng vào từ khóa quan trọng trong những câu hỏi , ví dụ như Ở đâu ( Where) , Khi nào ( When), Tại sao ( Why), Làm thế nào ( How), Với ai ( Whom), Bao nhiêu ( How many),   Cái nào ( Which) vân vân…
Hãy nhớ là đoạn văn có thể rất dài, khó hiểu để dịch ra từng từ, do đó tập trung vào các phương pháp đọc như :
- Đọc lấy ý chính ( Skimming reading ) :  chỉ đọc những phần chính, như chủ đề, tiêu đề từng đoạn, đoạn giới thiệu, tổng quan và kết luận trong mỗi đoạn hay bài căn. Kĩ năng này sẽ giúp bạn có 2 tác dụng: thứ nhất nó mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan ( general view) về bài đọc.Thứ hai, nó làm giảm thời gian đọc cho các bạn. Khi “skimming”, bạn nên đọc với tốc độ gấp khoảng hai lần tốc độ đọc trung bình của bạn. Trong một bài báo, thay vì chú tâm vào những chi tiết, hãy tìm đọc những ý chính. Những ý chính này là những câu chủ đề và thường đứng ở đầu mỗi đoạn.( thesis statement.

- Đọc lướt ( Scanning reading ):
Scanning, giống với Skimming là các bạn cũng cần phải làm với tốc độ nhanh để tìm những điểm quan trọng cho phần thông tin cụ thể. Khi “Scanning”, mắt chúng ta sẽ chuyển động nhanh qua các từ để có thể tìm được thông tin chính xác mà ta cần. Đến khi mắt chuyển động dần đến hết trang, hãy chú ý đến thứ mà bạn cần mà bỏ qua đi tất cả những thứ khác. Tốt nhất là bạn nên ghi chú “ take note” lại vào 1 tờ giấy để ghi lại những từ khóa “ key word” hay ý chính “ main idea” của toàn đoạn văn trước khi bắt đầu đọc sang trang mới.

Vậy chúng ta sử dụng Scanning để làm gì? Thường thì chúng ta sẽ tìm kiếm một con số, hay tên, địa điểm hay một sự kiện nào đó. Một cách đưa ra là hãy chú ý đến những chữ được viết hoa, biểu tượng đơn vị như $ hay là một chức danh, ví dụ như "Dr."

Có hai ví dụ điển hình của việc sử dụng” Scanning “:
•    Một là tìm tên trong danh bạ điện thoại.
•    Hai là tra cứu một từ trong từ điển

 

3. Viết ( Writing):

Phần này phụ thuộc rất nhiều vào vốn từ vựng và ngữ pháp của chính bạn

Chỉ viết những câu ngắn, đơn giản tuy đúng ngữ pháp nhưng như thế là chưa đủ. Hãy cố gắng dùng nhiều từ đồng nghĩa với nhau “synonym” trong từ điển và thay thế chúng trong từng ngữ cảnh để người đọc đỡ nhàm chán . Đây cũng là 1 cách làm sinh động vốn từ vựng của bản thân bạn.

Dấu chấm câu ( Punctuation ) tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng nó đóng góp 1 phần không nhỏ cho điểm số của bạn đấy! Trước khi nỗ lực thực hành viết bài , sẽ tốt hơn khi bạn tự mình kiểm tra , cập nhật lại kiến thức về dâu chấm câu và sử dụng nó sao cho có hiệu quả tốt nhất.

Không nên viết câu quá dài dòng lê thê, chú ý nhấn mạnh ý chính mà thôi
Thực hành nhiều sẽ giúp bạn tốt hơn ( Practice makes Perfect) . Nên chuẩn bị tài liệu học thật tốt , làm tất cả những ví dụ để có cái nhìn rõ ràng hơn về bài thi.

4. Nói ( Speaking):

Nên tự nhận thức rằng muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh không thể trong một sớm một chiều . Nếu bạn không nói rõ, tốt nhất là tập nghe  những đoạn đối thoại tiếng Anh hằng ngày, ví dụ như nghe đài VOA trên ipod, trên ti vi mà có phụ đề để bạn dễ dàng theo dõi cuộc nói chuyện.

Hãy nhớ trả lời tất cả những câu hỏi được đặt ra, điều này đòi hỏi bạn phải chú tâm nghe giám khảo thật kĩ để không trả lời lan man, lạc đề. Ví dụ như nếu giám khảo hỏi bạn về ẩm thực trong nước , đừng nhầm lẫn mà trả lời về bữa ăn hằng ngày hay thức ăn kiêng cho người béo phì. Nhưng bạn có thể kể thêm về cách chế biến thức ăn cho bài nói thêm sinh động.

Nếu bạn có 1 người bạn đã thi IELTS, hãy tìm người đó để thực tập nói cho kì thi. Yêu cầu người bạn của bạn đóng vai giám khảo, còn bạn là thí sinh. Thực tập nhiều lần về nhiều chủ đề khác nhau, ví dụ như giáo dục, môi trường, giao thông, an sinh xã hội…

Nói càng tự nhiên càng tốt khi bạn nói chuyện với ai đó trong cuộc sống hằng ngày. Sử dụng nhiều từ khác nhau và hãy nhớ dùng thành ngữ ( expressions, idioms)
Không nói quá nhanh, phải nghỉ giữa các câu. Nhưng đừng nghỉ quá lâu , cố gắng nói trôi chảy.