Lời khuyên dành cho dân học Anh ngữ - phần 2

13.Tự đặt cho chính mình 1 mục tiêu về lâu về dài. Chú tâm để thực hiện nó. 14.Cũng đồng thời đưa ra những mục tiêu ngắn hạn và tự thưởng cho chính mình nếu bạn đạt được 1 trong những mục tiêu đó. 15.Tạo ra 1 không khí kích thích bạn  MUỐN  được học tập, chứ không phải vì bạn BUỘC phải học . Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng bạn học được nhiều hơn nếu

13.Tự đặt cho chính mình 1 mục tiêu về lâu về dài. Chú tâm để thực hiện nó.

14.Cũng đồng thời đưa ra những mục tiêu ngắn hạn và tự thưởng cho chính mình nếu bạn đạt được 1 trong những mục tiêu đó.

15.Tạo ra 1 không khí kích thích bạn  MUỐN  được học tập, chứ không phải vì bạn BUỘC phải học . Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng bạn học được nhiều hơn nếu bạn yêu thích việc học.

16.Biết được phương pháp học nào là tốt nhất dành cho bạn. Hãy nhớ những cách thức bạn đã từng áp dụng thành công trong quá khứ và  cứ theo y như vậy mà làm.

17.Tự suy đoán ra mình sẽ học như thế nào? Đó có thể bằng việc tự hệ thống hóa lại kiến thức, đọc, nói, đúc kết lại kinh nghiệm hay bất kì một phương thức tự học nào mà bạn có thể nghĩ ra. Hãy tìm ra cách mà bạn tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả nhất, ví dụ như tự học hay học theo nhóm.

18.Phải tìm sự trợ giúp! Nếu bạn không hiểu điều gì, làm ơn hãy tìm người để HỎI.  Người đó có thể là bất kì ai, thầy cô, bạn bè, hay bạn trong lớp.

19.Ôn bài, ôn bài và ôn bài! Phải chắc là bạn luôn dành thời gian để ôn lại mọi thứ mình đã học .

20.Không tốt chút nào nếu bạn liên tục học trong hơn 30 phút 1 lần. Hãy thư giãn thường xuyên  lên , hít thở không khí trong lành và vận động đi lại 1 tí , duỗi  chân tay cho thoải mái đi nào!

21.Không quá vội vàng nhảy bài hay tăng độ khó quá đột ngột. Hãy chỉ tập trung vào độ khó  mà bạn đang học

22.Xem đĩa DVD thay vì xem tivi.  Điều này giúp bạn có thể xem lại những phần thông tin mà bạn đã bỏ lỡ khi trước mà không phải lo lắng.

23.Chỉ xem tivi khi bạn có khả năng nghe tất cả mọi thứ 1 cách đầy đủ và chính xác trong 1 lần đầu tiên. Cách này rất có lợi cho những sinh viên ở trình độ cao. Đây cũng là phương pháp tối ưu giúp bạn nói chuyện với người bản xứ mà không bắt họ lặp đi lặp lại câu hỏi nhiều lần

24.Đọc những cuốn sách có phân loại sẵn độ khó ( graded readers). Những cuốn sách này đặc biệt được viết cho trình độ của bạn. Chọn 1 cuốn truyện ngắn chẳng hạn. Bạn có thể đọc hết nó mà . Hãy thử xem rồi bạn sẽ thích mê cho coi!

25.Những cuốn sách dành cho trẻ em sẽ có những từ ngữ đơn giản dễ hiểu và đây là 1 lựa chọn không tồi cho những bạn mới bắt đầu đọc.

26.Báo chí là thứ bạn sẽ tìm được ở đó rất nhiều cấu trúc hay ho, đặc biệt là cấu trúc bị động ( passive constructs). Đọc hết tờ báo và bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều câu bị động ( passive sentences)

27.Đầu tiên là hãy đọc để lấy ý chính trước ( skimming reading). Đừng lo lắng nếu không hiểu hết nghĩa từng từ, hãy đọc

trước đi đã rồi sau đó tô đậm những từ mới và dò trong từ điển

28.Nếu trong 1 câu văn, hay trong 1 ngữ cảnh có 1 từ bạn không hiểu nó nói gì, thì hãy liên hệ với những từ xung quanh nó .

29.Những từ này sẽ giúp bạn có  manh mối để đoán ra nghĩa thực của từ mà bạn muốn biết.

30.Hãy học gốc từ ( root words). Nó sẽ giúp bạn đoán được nghĩa của từ. Ví dụ như “scrib” nghĩa là “write” , do đó ta có thể đoán được từ “ scribbling-paper” là giấy nháp để viết, “ scribbler” là nhà văn xoàng

31.Khi học 1 từ mới, hãy cố gắng suy nghĩ và học hết tất cả các dạng từ của từ đó . Ví dụ như beauty (n) => beautify (v) => beautiful (a) => beautifully (adv)...

32.Học các tiền tố (prefix) ví dụ như, dis-, un-,im-, re-, ...và hậu tố ( suffix) ,ví dụ như –ly, -ment, -ful,...., những yếu tố này sẽ giúp cho bạn dễ dàng đoán nghĩa của từ cũng như tự xây dựng , thành lập từ cho chính mình.