Những điều căn bản khi ghi chú (3): kiểu cách ghi chú

Kiểu cách ghi chú * Kiểu phác thảo (outline style): Ghi chú kiểu phác thảo rất tốt khi tài liệu được trình bày và khi thông tin được triển khai từ ý chính để nêu các chi tiết. Trong kiểu phác thảo, mỗi ý được ghi lại được đánh thứ tự chữ cái hoặc số riêng biệt. * Kiểu viết câu (phrase style): Trong những kiểu bài học, tài liệu mà được

Kiểu cách ghi chú



* Kiểu phác thảo (outline style): Ghi chú kiểu phác thảo rất tốt khi tài liệu được trình bày và khi thông tin được triển khai từ ý chính để nêu các chi tiết. Trong kiểu phác thảo, mỗi ý được ghi lại được đánh thứ tự chữ cái hoặc số riêng biệt.

* Kiểu viết câu (phrase style): Trong những kiểu bài học, tài liệu mà được trình bày giống như là một kiểu kể chuyện thì ghi chú kiểu viết câu là cách tốt nhất.

* Kiểu từ vựng (vocabulary style) : Trong nhiều lớp học tiếng Anh (đặc biệt là các lớp cấp độ sơ khởi) hầu như chú trọng vào việc phát triển từ vựng. Khi bạn ghi chú trong các lớp này, mục tiêu chủ yếu của bạn là ghi ra các từ vựng một cách đúng chính tả. Mặt dù bạn chỉ ghi từ và nghĩa trong từ vựng của bạn trong các bản ghi chú, bạn cần phải viết nó vào lại vở học và tài liệu khác. Bạn cần có các nghữ nghĩa này để đặt câu hỏi và khái niệm có liên quan tới từ đó.

* Kiểu vẽ, đồ thị và kiểu đặt vấn đề (Drawing, Graph, and Problem Style): Trong nhiều trường hợp, việc ghi chú của bạn hầu như là không liên quan tới viết lách. Ví dụ như những trường hợp có liên quan tới cây số liệu, công thức toán học, hình vẽ, tất cả các kiểu biểu đồ. Những trường hợp này thì dùng kiểu vẽ, đặt câu hỏi bởi vì tư liệu cần ghi chú trong lúc này rất xúc tích và khó lòng mà ghi câu từ ra được