Những điều đặc biệt quan trọng mẹ cần biết khi chăm sóc bé sơ sinh

Chấn thương, ngộ độc và nhiễm trùng là những vấn đề thường gặp và có thể gây tử vong cho trẻ. Tạo môi trường chăm sóc an toàn rất quan trọng để cho bé phát triển khỏe mạnh.  18 điều chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhàSau tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh thoát khỏi sự bao bọc của cơ thể mẹ, trẻ phải tự thích nghi với môi trường ngoài. Trẻ tự

Chấn thương, ngộ độc và nhiễm trùng là những vấn đề thường gặp và có thể gây tử vong cho trẻ. Tạo môi trường chăm sóc an toàn rất quan trọng để cho bé phát triển khỏe mạnh. 

18 điều chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

Sau tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh thoát khỏi sự bao bọc của cơ thể mẹ, trẻ phải tự thích nghi với môi trường ngoài. Trẻ tự chống lạnh, tự bú, tự thở và chống chọi với môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển. Trẻ sơ sinh rất non yếu nên bạn cần có những kiến thức giúp trẻ dễ thích nghi và hạn chế những nguy cơ tiềm tàng gây hại cho trẻ.

1. Biết cách giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt: không bị hạ thân nhiệt khi thời tiết lạnh, tăng thân nhiệt bất thường.

2. Rửa tay khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt trước khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh. Cốc, tách, bình sữa phải tráng nước sôi trước khi cho trẻ ăn. Quần áo sạch, khô thoáng.

3. Phòng trẻ phải đủ ánh sáng, ấm, tránh khói bụi, thuốc lá, gió lùa, không khí tù đọng, ẩm thấp, ồn ào. Không cho trẻ nằm phòng tối vì không phát hiện sớm được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và khó khăn khi chăm sóc trẻ. Ánh sáng phòng thiết kế không chói mắt trẻ và người chăm sóc.

4. Tránh xa nơi đông người, người bị nhiễm trùng da, hô hấp, tiêu chảy, sốt.

5. Cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ cung cấp không chỉ dinh dưỡng mà còn chứa những kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Nếu trẻ phải bú bình cần pha sữa đúng hướng dẫn với dụng cụ vệ sinh. Cho trẻ bú sữa ngay sau khi pha, tốt nhất cho trẻ uống bằng cốc, thìa . Biết tư thế cho trẻ bú đúng.

6. Cho trẻ nằm đầu cao nhằm giảm nguy cơ hít sặc. Nằm ngửa, nghiêng khi ngủ. Tránh nằm sấp khi ngủ.

7. Không để trẻ một mình. Luôn có người cạnh trẻ, theo dõi trẻ phòng trẻ bị ộc, ói, hít sặc, té giường.

8. Không để các bình nước nóng gần trẻ. Các bình chứa chất bay hơi trong các chai nước vì nguy cơ ngộ độc khi dùng lầm cho trẻ.

9. Không để các ổ điện trong tầm tay trẻ vì nguy cơ bị điện giật.

10. Không cho trẻ chơi với vật sắc nhọn, những cục bi nhỏ vì nguy cơ chấn thương, hít sặc.

11. Không tắm cho trẻ trực tiếp dưới vòi nước nóng vì nguy cơ trẻ bị bỏng. Khi pha nước tắm trẻ, đổ nước lạnh vào trước sau đó cho nước nóng vào. Không hâm sữa bằng lò vi sóng vì nguy cơ trẻ bị bỏng khi bú.

12. Để rốn hở giúp rốn mau khô và nhanh rụng.

13. Thường xuyên thay tã cho trẻ sẽ tránh trẻ bị nhiễm trùng da, hăm tã.

14. Chắc chắn trẻ được tiêm vitamin K1 phòng ngừa xuất huyết não sau sinh.

15. Biết lịch chủng ngừa và đưa trẻ đến cơ sơ y tế để chủng ngừa theo lịch.

16. Nếu trẻ phải dùng thuốc, hiểu được toa thuốc và cho trẻ uống thuốc đúng. Mang trẻ tái khám theo hẹn hoặc thấy bệnh nặng hơn.

17. Biết được các dấu hiệu nặng cần mang trẻ khám bệnh ngay.

18. Không tự ý hay áp dụng những chỉ dẫn điều trị chăm sóc trẻ ở những người không có chuyên môn. Tránh hành vi gây hại cho trẻ như uống nước cam thỏa, đắp sái á phiện lên rốn...

>> Xem thêm: Shop đồ sơ sinh

Những điều "cấm kỵ" đối với trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh là những việc làm không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là đối những người lần đầu làm mẹ. Ai cũng muốn cho con những điều tốt nhất có thể. Nhưng bạn có biết, đối với trẻ sơ sinh có những điều được xem là "cấm kỵ" không?

Thức ăn dạng rắn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ và các loại sữa công thức là loại thực phẩm duy nhất mà những bé dưới 6 tháng tuổi có thể hấp thu được. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 4 tháng tuổi thử bất kỳ thực phẩm có dạng rắn nào vì bé không thể nào tiêu hóa được chúng. Việc cho trẻ bắt đầu tiếp xúc quá sớm với những thực phẩm dạng rắn sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng và béo phì ở trẻ.

Trong 4 tháng đầu đời của bé, mẹ cũng nên tránh không cho bé uống nước, nước ép hay bất kỳ một loại chất lỏng nào khác ngoài sữa nhé! Vì bé vẫn chưa có khả năng “đối phó” với các loại nước này đâu.

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ

Thuốc

Khi con ốm, mẹ nên thận trọng khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào cho dù loại thuốc đó có dán nhãn an toàn cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất, trước khi cho con uống thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống vì như vậy rất nguy hiểm. Theo dõi những phản ứng của con khi sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu như có bất kỳ hiện tượng bất thường nào.

Mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc bổ sung vitamin khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Vì dư thừa viatmin cũng sẽ gây hại đến sức khỏe của bé.

Nếu không có sự cho phép của bác sĩ, mẹ không nên tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc gì

Những thứ “lặt vặt” trong nôi của con

Nhiều mẹ quyết định tập cho bé ngủ trong nôi ngay từ khi còn nhỏ. Điều này là tùy ở mẹ, miễn là mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ những vật dụng có trong nôi của con. Những thứ như mền, thú nhồi bông, gối, gối ôm, đồ chơi… rất có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Những lưu ý khác

Nguồn: http://shopdososinh.com/nhung-dieu-dac-biet-quan-trong-me-can-biet-khi-cham-soc-be-so-sinh-108.html