Chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc
Chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc
Tìm hiểu các kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh thông qua các tình huống thực tế và những mẫu câu giúp bạn chuẩn bị tốt nhất khi giới thiệu về bản thân cũng như nói về năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình.
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”.
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
>> Xem thêm: Về kinh nghiệm làm việc - Tiếng Anh phỏng vấn xin việc làm
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh: Nói về kinh nghiệm làm việc
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh: Nói về kinh nghiệm làm việc
Ngoài cách giới thiệu về bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn xin việc, phần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiếp theo chính là bạn nói về kinh nghiệm làm việc của mình. Chính vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 tình huống nói về kinh nghiệm làm việc khi đi phỏng vấn, các bạn cùng theo dõi nhé.
Tình huống 1: Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing bằng tiếng anh
Could you tell us your experience in Marketing? (Bạn có thể cho chúng tôi biết kinh nghiệm làm việc marketing của bạn?)
I experienced in developing the fields of online and offline marketing. For Online, I experienced in CPC, CPM and proficiently managed the applications such as: facebook, email marketing, newsletter. For Offline, I experienced in making budget, planning and developing brand promotion strategies for each specific period. Về kinh nghiệm làm việc của em, thì em có kinh nghiệm triển khai các lĩnh vực trong marketing online và offline. Về online, em có kinh nghiệm về CPC, CPM và quản lý thành thạo các công cụ như: facebook, email marketing, newsletter..Về offline, em có kinh nghiệm lập ngân sách, lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu ngoài thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.
Tình huống 2: Nói về kinh nghiệm làm việc bằng tiếng anh dành cho nhân viên kinh doanh
1. Could you tell me your working experience? (Cô có thể cho tôi biết kinh nghiệm làm việc của cô là gì?)
I have worked at X Real Estate company for 3 years. My job is looking for new customers and taking care old customers. Customers are the persons who have high income. I have achieved 30% month sales for the company. Tôi đã công tác ở công ty bất động sản X được 3 năm. Công việc của em là tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ. Đối tượng khách hàng là người có thu nhập cao. Thành tích em đã từng đạt được đó là 30% doanh số tháng của công ty.
2. Why did you leave that job? (Tại sao cô lại nghỉ việc ở công ty cũ?)
I wish to change the working environment and look for opportunities to develop my career. Tôi muốn thay đổi môi trường làm việc và tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình.
Tình huống 3: Cách nói về kinh nghiệm làm việc bằng tiếng anh dành cho Nhân viên kế toán
1. What is your working experience? (Kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào?)
I perform the work of an accountant such as control the cost of the company, make the payroll for employees and the monthly tax report. Besides, I am also responsible for the administration work of the company. Về kinh nghiệm làm việc của em là thực hiện các công việc của một kế toán: Kiểm soát thu, chi các hoạt động của công ty, tính lương nhân viên và báo cáo thuế hàng tháng. Ngoài ra, em còn chịu trách nhiệm chung về các công việc hành chính văn phòng của công ty.
2. What is your goal for the next 2 years? (Mục tiêu trong 2 năm tới của bạn là gì?)
I want to upgrade my specialty, pursuing chief accountant position and group leader position. Về mục tiêu của em trong 2 năm tới, em muốn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình, theo đuổi vị trí kế toán trưởng và muốn hướng đến vị trí trưởng nhóm.
Nói về kinh nghiệm làm việc bằng tiếng Anh:
A: How are your typing skills? Kỹ năng đánh máy của anh thế nào?
B: I’ve been typing for a good many years Tôi đã liên tục đánh máy trong nhiều năm rồi
A: How many words do you type per minute? Anh đánh máy bao nhiêu từ 1 phút?
B: I type 65 words per minute Tôi đánh máy 65 từ trên 1 phút
A: Can you take dictation? Anh có thể ghi chính tả không?
B: Yes, madam. I can take dictation Thưa bà, được. Tôi có thể ghi chính tả
A: Do you take shorthand? Anh có viết tốc ký được không?
B: Yes, I take shorthand very fast Được, tôi viết tốc ký rất nhanh
A: Have you any experiences with a computer? Anh có kinh nghiệm sử dụng máy tính không?
B: I have approximately three years' experiences in using a computer Tôi có khoảng 3 năm kinh nghiệm trong việc sử dụng máy tính
A: What kind of computers are you experienced in? Anh có kinh nghiệm trong loại máy tính gì?
B: I’ve experienced in IBM – PC, compact and Great Wall computer Tôi có kinh nghiệm dùng máy IBM-PC, máy vi tính compact và Great Wall
A: What kind of software do you have working knowledge of? Loại phần mềm gì mà anh biết sử dụng?
B: I have working knowledge of WINDOWS and DOS Tôi biết sử dụng WINDOWS và DOS
A: What certificates have you received? Anh có chứng chỉ gì?
B: I’ve received a computer operator’s qualification certificate. Tôi có chứng chỉ chứng nhận sử dụng máy tính
A: Can you drive? Anh biết lái xe không?
B: I’m learning now. Hiện nay tôi đang học
Lưu ý: Nói về kinh nghiệm làm việc và năng lực bản thân bằng tiếng Anh:
1. Give an example on how you accomplished a project, despite obstacles. Hãy cho 1 ví dụ về cách anh hoàn thành 1 dự án mặc dù có những trở ngại
A: Considering the very limited time-frame allowed by a customer to complete sample production, I managed to organize assistance from my colleagues and the relevant sections Khi biết là 1 khách hàng yêu cầu phải hoàn thành sản xuất theo hàng mẫu trong khung thời gian rất hạn hẹp, tôi đã xoay xở để các đồng nghiệp và các bộ phận có liên quan hỗ trợ
B: I would like talk a little more about how we promoted in increasing guests at our hotel after 9/11. We lost a great deal of overseas business after 9/11, so we worked on increasing local business. We reduced our prices significantly and developed a number of weekend and weekday packages for romantic getaways and sport-oriented getaways. It went quite well. Tôi muốn nói thêm 1 chút về cách chúng tôi thúc đẩy tăng lượng khách trọ ở khách sạn chúng tôi sau ngày 11 tháng 9. Chúng tôi đã mất rất nhiều khách nước ngoài sau ngày 11 tháng 9. Vì vậy chúng tôi đã cố gắng để tăng lượng khách trong nước. Chúng tôi đã giảm giá đáng kể và phát triển nhiều chuyến du lịch trọn gói cho những kỳ nghỉ đầy lãng mạn và những kỳ nghỉ thiên về thể thao vào ngày cuối tuần và các ngày trong tuần. Kế hoạch đó đã diễn tiến tốt đẹp
2. Share an example of your diligence. Hãy nêu 1 ví dụ về sự cần cù của anh
A: I organized and led a study group to develop a new management method of processing orders with smaller workforces, at the same time achieving committed deliveries on time. Tôi đã tổ chức và lãnh đạo 1 nhóm nghiên cứu để phát triển 1 phương pháp quản lý mới xử lí các đơn đặt hàng với lực lượng lao động ít hơn, đồng thời vẫn giao hàng theo đúng hạn cam kết
B: I worked seven days a week when we had to develop our romantic and sport-oriented getaways after 9/11 in order to keep our hotel going. I naturally performed my usual duties, and, in addition, also researched all of the local sights and places of interest in order to create great getaways. Our getaways were actually so popular that they were written up in the newspaper a number of times, and we attracted people from all over California. Tôi đã làm việc 7 ngày 1 tuần khi chúng tôi phải phát triển các kỳ nghỉ đầy lãng mạn và thiên về thể thao sau ngày 11 tháng 9 để khách sạn tiếp tục hoạt động. Tất nhiên là tôi thực hiện các nhiệm vụ thường khi và ngoài ra, cũng nghiên cứu tất cả các thắng cảnh địa phương để xây dựng những kỳ nghỉ tuyệt vời. Các kỳ nghỉ của chúng tôi thật sự được ưa chuộng đến nỗi chúng được đăng báo nhiều lần, và chúng tôi đã thu hút được nhiều khách ở California
3/ Your resume mentions that you are fluent in English, where did you learn the language? Sơ yếu lý lịch của anh có ghi là anh thông thạo tiếng Anh. Anh đã học ngoại ngữ đó ở đâu?
A: Initially, I started memorizing basic sentences in paperbacks for travelers. My previous assignment was to deal with customers in Wales and I also developed new accounts in Scotland, which required correspondence and frequent visits. Through these visits, I was lucky enough to become friends with some of my Wales customers and see them outside of work, which was a great advantage for me. Lúc đầu tô bắt đầu học thuộc lòng những câu cơ bản trong các sách dành cho người đi du lịch. Công việc trước đây của tôi là giao dịch với khách hàng ở xứ Wales và phát triển khách hàng mới ở Scotlen, công việc này thường xuyên phải trao đổi thư từ và đi công tác. Qua những lần công tác này, tôi thật may mắn kết bạn với 1 số khách hàng người Wales và gặp gỡ ngoài giờ làm việc, điều đó rất có lợi cho tôi
B: I started studying English when I was in high school. I want to high school in Australia, and I had many English friends and classmates. So, I became interested in English and studied it in high school, and then university. My university had a study abroad program that went to London, and I thought it would be fascinating experience , which it was. It was in Longdon that I was really able to master in. Tôi bắt đầu học tiếng Anh khi tôi học trung học. Tôi đã học trung học ở Úc, và tôi có nhiều bạn bè cũng như bạn học người Anh. Vì vậy tôi bắt đầu thích học tiếng Anh và học nó ở trung học . Sau đó là ở đại học. Trường đại học của tôi có chương trình đi du học đến London, và tôi nghĩ rằng đó sẽ là 1 dịp rất tuyệt vời, và quả đúng như vậy. Chính khi ở London tôi mới thật sự thông thạo (tiếng Anh).
>> Xem thêm: 17 Tình huống tiếng Anh phỏng vấn xin việc làm
Tiếng Anh Phỏng Vấn Xin Việc - Nói về tính cách của bạn
Tiếng Anh Phỏng Vấn Xin Việc - Nói về tính cách của bạn
Bài học hữu ích với các anh/chị có ý định chuyển việc vào một Công ty nước ngoài. Cùng luyện tập để buổi phỏng vấn được thành công tốt đẹp.
1. Related Words and Expressions:
Các từ và thành ngữ liên quan:
- Personality [,p3:sə’næləti] (n): tính cách
- Introverted [‘intrəvə : tid] (adj): hướng nội
- Extroverted [‘ekstrəvə : tid] (adj): hướng ngoại
- Optimistic [,ɔpti’mistik] (adj): lạc quan
- Pessimistic [,pesi’mistik] (adj): bi quan
2. Key sentences:
Những câu chính yếu:
- What kind of personality do you think you have?
[wɔt kaind əv ,p3:sə’næləti du: ju: θiŋk ju: hæv]
Bạn nhận xét như thế nào về cá tính/ tính cách của mình?
- Are you introverted or extroverted?
[a: ju: ‘intrəvə:tid ɔ: ‘ekstrəvə: tid]
Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?
- How do you get along with others?
[hau du: ju: get ə’lɔŋ wið ‘ʌðəz]
Mối quan hệ của bạn với những người khác như thế nào?
- I’m quiet, hardworking and serious.
[aim ‘kwaiət, ‘ha:d’w3:kiŋ ænd ‘siəriəs]
Tôi ít nói, siêng năng và nghiêm túc.
- Extroverted, I think. I mix well and enjoy doing things with others.
[‘ekstrəvə : tid, ai θiŋk, ai miks wel ænd in’dʒɔi ‘du:iŋ θiŋz wið ‘ʌðəz]
Tôi nghĩ mình là người hướng ngoại. Tôi hòa đồng tốt và thích làm việc cùng với người khác.
- I’m very optimistic
[aim ‘veri , ɔpti’mistik]
Tôi rất lạc quan.
3. Exercises:
- Dialogue 1:
A: How do you handle pressure?
B: I work very well with pressure. I prepare for it before it comes.
A: Can you give me an example?
B: When I worked at Citibank, we had many deadlines to meet. I never waited until the last minute to do my work. I always finished it on time.
A: How do you deal with the public?
B: I try to treat my customers with respect and patience.
- Dialogue 2:
A: How do you deal with stressful situation at work?
B: I’ve had many stressful situations at work. I always try to stay patient. Whenever I’m feeling stressed, I breathe deeply to calm down.
A: Is there any else that you do?
B: I try to talk to people to tell them how I feel. If I’m having a problem with a customer, I try to talk politely. If I have some other kind of stress at work, I talk to my co-workers or my boss to tell them how I feel. That usually helps.
Answer keys:
- Đoạn 1:
A: Bạn xử lý những áp lực trong công việc như thế nào?
B: Tôi chịu đựng áp lực rất tốt. Tôi luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối mặt với nó.
A: Bạn có thể đưa ra một ví dụ được không?
B: Khi tôi làm việc tại Citibank, chúng tôi có nhiều công việc phải giải quyết. Tôi không bao giờ chờ đến hạn chót mới bắt đầu xử lý công việc của mình. Tôi luôn hoàn thành sớm và đúng hạn.
A: Vậy bạn làm việc với khách hàng như thế nào?
B: Tôi cố gắng đối xử với họ với sự tôn trọng và thái độ kiên nhẫn.
- Đoạn 2:
A: Bạn đối mặt với các tình huống căng thẳng trong công việc như cách nào?
B: Trong công việc tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các công việc như thế này. Tôi luôn cố gắng giữ kiên nhẫn. Bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, tôi hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh.
A: Bạn còn cách nào khác nữa không?
B: Tôi sẽ cố gắng nói chuyện với người khác để cho họ biết cảm giác của mình. Nếu tôi gặp vấn đề với khách hàng của mình, tôi sẽ cố gắng nói chuyện một cách nhã nhặn nhất có thể. Đối với những căng thẳng khác trong công việc, tôi sẽ nói chuyện với đồng nghiệp hay quản lý của mình để cho họ biết tôi đang cảm thấy như thế nào. Điều đó thực sự hữu ích.