MỆNH LỆNH và YÊU CẦU
MỆNH LỆNH và YÊU CẦU, 485, Kim Thư,
, 16/09/2013 17:10:20Trong Anh ngữ có nhiều cách để phát biểu một ý kiến ra lệnh và yêu cầu. Người ta có thể dùng một trong những động từ sau đây: command, order, request, invite và suggest, hoặc dùng những danh từ do các động từ này đẻ ra. Thí dụ:
He commanded the men to come early.
He ordered the men to come early.
He asked the men to come early.
He requested the men to come early.
He invited the men to come early.
Nếu là một lời nói trực tiếp, thì người ta có thể dùng mệnh lệnh cách (imperative) hoặc một công thức lễ độ. Thí dụ:
Be here anh ta nine o’clock.
You must be here at nine o’clock.
Will you be here at nine o’clock.
Would you mind being here at nine o’clock.
Will you be kind enough to be here at nine o’clock.
Nhưng nên nhớ là trong khi nói, cái giọng nói nặng hay nhẹ của mình có thể biến một câu mệnh lệnh thành một lời nói lễ độ, hoặc ngược lại có thể biến một lời nói lễ độ thành một câu mệnh lệnh
Với mệnh lệnh cách thông thường, người ta không cần nói rõ chủ từ. Thí dụ:
Come here! Go away! Shut the door!
Khi cần nói rõ chủ từ, thí dụ như khi ra lệnh cho một nhóm người, thì chủ từ có thể được đặt ở trước động từ hoặc ở cuối câu. Thí dụ:
You carry the table into the garden, Harry, and you girls take out some chairs.
(Harry, anh hãy khiêng cái bàn này ra vườn, còn mấy cô thì khiêng giùm mấy chiếc ghé)
Come one, everybody!
(Tất cả mọi người hãy lại đây)
Người ta cũng nói rõ chủ từ you trong mệnh lệnh cách khi cần nhấn mạnh sự bực mình, nóng nảy, hoặc một cảm xúc tương đương. Thí dụ:
You mind you own bussiness!
Mind you own your bussiness, you!
(Anh đừng xía vào chuyện người khác!)
Khi một câu nói mệnh lệnh được dùng với chữ please hoặc will you thì nó trở thành một lời yêu cầu. Thí dụ:
Shut the door, please.
(Làm ơn đóng giùm tôi cái cửa)
Help me with this luggage, will you?
(Làm ơn xách giùm tôi cái hành lý này)
Khi một mệnh lệnh được dùng thêm với chữ won’t you thì nó trở thành một lời mời. Thí dụ:
Come in, won’t you?
(Xin mời vào)
Have a cup of tea, won’t you?
(Mời anh uống một tách trà)
Người ta cũng có thể dùng chữ just để làm cho câu mệnh lệnh được nhẹ bớt đi. Just thường được dùng thêm vào với will you. Thí dụ:
Just come here a minute, will you?
(Xin mời anh lại đây một chút thôi)
Just cũng được dùng trước một mệnh lệnh để nhấn mạnh vào sự chú ý đến một việc gì đáng để ý hoặc khác thường. Thí dụ:
Just listen to her!
(Hãy cứ nghe cô ta nói)
Câu này có nghĩa là “anh hãy cứ nghe cô ta nói rồi anh sẽ thấy ngay rằng cô ta là người khôn khéo, vụng về, kỳ quặc v.v…
Người ta cũng có thể dùng động từ with dẫn theo một mệnh đề phụ bắt đầu bằng that để phát biểu một lời yêu cầu. Thí dụ:
I wish you’d be quiet.
(Xin anh làm ơn im lặng giùm)
Ngoài ra chúng ta nên để ý cách dùng động từ let trong mệnh lệnh cách, dẫn theo một động từ vị biến. Thí dụ:
Let me go!
(Hãy để tôi đi)
Let us know whether you can come.
(Hãy cho chúng tôi biết anh có thể đến được không)
Nhưng nếu let us được nói tắt lại thành let’s thì câu nói lại thành ra một đề nghị (suggestion). Thí dụ:
Let’s start early.
Câu này có nghĩa là “I suggest that we should start early”.
Một cách phát biểu mệnh lệnh khác là dùng động từ to be dẫn theo một động từ vị biến có to-infinitive. Nếu thêm not thì mệnh lệnh trở thành lời cấm đoán. Thí dụ:
You are always to knock before you enter my room.
(Bao giờ anh cũng phải gõ cửa trước khi anh vào phòng tôi)
You’ve not to enter into my room without knocking.
(Anh không được vào phòng tôi mà không gõ cửa)
You are to write your name at the top of each sheet of paper.
(Anh phải viết tên của anh lên đầu mỗi tờ giấy)
Mother told me I was not to speak to strange man.
(Mẹ tôi bảo tôi không được nói chuyện với người lạ)
Động từ shall được dùng để chỉ mệnh lệnh trong Thánh Kinh.
Thou shalt love thy neighbor as thyself.
(Phải yêu người bên cạnh như yêu chính mình)
Nếu thêm not vào thì mệnh lệnh sẽ trở thành lời cấm đoán:
Thou shalt not steal.
(Chớ ăn cắp)
Những lời cấm đoán cũng thường được phát biểu bằng những bố cáo vắn tắt như:
No smocking! (Cấm hút thuốc)
No parking! (Cấm đậu xe)
Smocking not allowed (Không được phép hút thuốc)
Hình thức phát biểu sự yêu cầu thông thường nhất trong Anh ngữ là will you. Nhưng vì will you ngày nay thường dùng thay cho shall you trong một câu hỏi về thời tương lai, nên đôi khi có sự lầm lẫn giữa will you yêu cầu và will you tương lai. Thí dụ:
Will you be back early this evening?
Câu này nếu do một người vợ nói với chồng khi ông chồng sửa soạn đi làm, có thể có nghĩa là “tối nay anh về sớm không?” (Câu hỏi về tương lai) hoặc “tối nay anh về sớm với em nhé” (lời yêu cầu).
Muốn tránh cho khỏi có sự lầm lẫn, người ta thường dùng shall you thay cho will you trong câu hỏi về tương lai hoặc thêm chữ please vào lời yêu cầu dùng will you. Như vậy, nếu chỉ hỏi chồng tối nay có về sớm không, người vợ sẽ nói “Shall you be back early this evening?” Và nếu muốn yêu cầu chồng về sớm, thì nàng sẽ nói : “Will you be back early this evening, please?”
Người ta cũng có thể dùng would you mind để thay cho will you trong lời yêu cầu. Thí dụ:
Would you mind waiting until later?
Would you mind helping me to lift this box?
Would you mind not to smoke in the dining room?
Would you mind and do you mind cũng thường được dùng để xin phép hoặc để hỏi một người có phản đối một việc gì không. Thí dụ:
Would you mind if I open the window?
Do you mind if I open the window?
Do you mind my opening the window?
Cả ba câu này đều có nghĩ là “anh có bằng lòng tôi mở cửa sổ không?”
Would you có thể thay cho will you trong lời yêu cầu, và có nghĩ là người nói có vẻ hơi ngần ngại một chút:
Would you pass the salt, please?
Would you come back a little later?
Won’t you (chữ tắt của will you not) cũng được dùng trong lời mời mọc:
Won’t you stay a little longer?
(Mời anh ở lại chút nữa)
Won’t you some more?
(Mời anh dùng thêm nữa)
Won’t you come in?
(Mời anh vào)
Một điều các bạn nên chú ý là chữ will nếu là trợ động từ trong thì tương lai thì không được dùng trong những mệnh đề điều kiện, nhưng nếu will chỉ sự yêu cầu, thì có thể dùng những mệnh đề điều kiện. Thí dụ:
If you help me, we shall soon finish.
If you will help me, we shall soon finish.
Câu trên có nghĩa là “nếu anh giúp tôi, thì chúng tôi sẽ xong sớm. Câu dưới có nghĩa là “Xin anh vui lòng giúp chúng tôi, thì chúng tôi sẽ xong sớm.” (Xin xem lại bài “Này và Nọ”)
MỆNH LỆNH và YÊU CẦU Tài liệu học tiếng anh, Ngữ pháp tiếng anh
Các bài viết liên quan đến MỆNH LỆNH và YÊU CẦU, Tài liệu học tiếng anh, Ngữ pháp tiếng anh
- 14/06/2024 Review: IELTS WRITING JOURNEY: From Basics To Band 6.0 & Elevate To Band 8.0 - thầy Bùi... 727
- 04/11/2013 Động từ 572
- 18/10/2013 Học tiếng Anh theo cách thú vị 2085
- 11/09/2013 Mười bước cải thiện ngữ pháp tiếng Anh của bạn 11834
- 13/09/2013 Cách tốt nhất để học ngữ pháp tiếng Anh 2707
- 16/09/2013 Một số quy tắc trọng âm (5): trọng âm ở một số nguyên âm 1312